Tìm hiểu về cá rồng kim long bối đầu vàng

2021-11-20 21:19:43

Cá rồng kim long bối đầu vàng chỉ xếp sau Huyết long trong danh mục các loại cá rồng quý hiếm ở Việt Nam. Với dân chơi sành điệu thì nuôi cá rồng không chỉ là đam mê mà còn thể hiện đẳng cấp thời thượng và nâng cao giá trị của bản thân.

1. Cá rồng kim long bối đầu vàng có gì đặc sắc?

Cá rồng kim long bối đầu vàng là một chi trong họ Kim long quá bối (Cross Back Golden hay Malaysian Golden) với màu vàng đặc trưng khác với Huyết long (màu đỏ), Thanh long ( màu xanh), Hắc long (màu đen)…

Cá rồng kim long bối đầu vàng chủ yếu xuất xứ ở các nước châu Á như Malaysia, Indonexia…

Kim long bối đầu vàng khi trưởng thành có thể đạt kích thước từ 60-80cm, thậm chí có thể dài hơn. Hàng vảy lớn ánh vàng rực rỡ của cá được xếp khít với nhau như vảy rồng đến tận hàng thứ  6- hàng cao nhất của lưng cá, râu giống râu rồng nên loài cá này đặc biệt được ưa chuộng tại nhiều nước châu Á.

Với nhiều người: họ thích ánh vàng chói lóa của cá rồng kim long bối đầu vàng hơn là Huyết long, giá của loài cá này cũng rẻ hơn Huyết long dù cả 2 loài đều được quan niệm sẽ mang lại sự may mắn, giàu sang cho gia chủ.

cá Rồng

2. Vì sao lại gọi là kim long bối đầu vàng?

Các loài cá rồng được đặt tên dựa vào nét riêng biệt của nó, ví như Huyết long có màu vảy đỏ rực như máu, kim long hight back có phần lưng hơi gù và kim long bối đầu vàng thì có phần đầu đặc biệt ánh lên sắc vàng chói lóa. Điều này không phải tự nhiên mà có. Để có được chiếc đầu “độc nhất vô nhị” này, nhiều chú cá đã phải “khổ luyện” trong thùng composite ít nhất là 2 năm. Người chơi Cá cảnh cũng làm nhiều cách khác nhau như: sử dụng hocmon, phơi nắng…kết hợp với chế độ dinh dưỡng và chăm sóc đặc biệt giúp cá đạt được màu vàng như ý.

cá rồng

Để có một chú kim long bối đầu vàng cần tốn rất nhiều công sức

 3. Kĩ thuật nuôi cá kim long bối đầu vàng

– Thiết kế bể cá cảnh: Kích cỡ của hồ cá rất quan trọng vì nó quyết định đến quá trình vận động của cá. Tuy nhiên, bạn vẫn cần tuân thủ theo nguyên tắc: bề dài hồ gấp 3 lần bề dài của cá, bề rộng hồ bằng hoặc lớn hơn 1,2 bề dài của cá. Thể tích bể nuôi cần khoảng 400l nước.

– Yêu cầu nhiệt độ: từ 28 đến 32 độ, trừ trường hợp chữa bệnh thì tăng lên 34 độ C. Nhiệt độ thấp sẽ tạo điều kiện cho bệnh phát triển và nhiệt độ cao sẽ giúp loại trừ vi khuẩn, tuy nhiên để nhiệt độ trên là lý tưởng nhất để cá sinh trưởng tốt.

– Yêu cầu độ pH: từ 6.5 đến 7.5. Cá rồng kim long bối đầu vàng thích nước nhạt và hơi đục, do đó, độ pH phải hơi thấp nên pha thêm “nước đen” (một hóa chất bán sẵn tinh chế từ lá peat – lá xồi trong rừng cây của Indo)

– Độ Nitrate và amonia: Đây là những chất thải từ phân và nước tiểu của cá nên đặc biệt có hại đến quá trình hô hấp và sinh trưởng của cá rồng kim long bối đầu vàng.

– Thay nước: Bạn có thể thay 1 hoặc 2 lần 1 tuần, tùy theo cỡ cá, 30% cho cá nhỏ và 50% cho cá lớn, tùy thuộc cả vào số cá nuôi trong hồ, thể tích của nước và dung lượng của hồ.

– Thức ăn: cá kim long bối đầu vàng không phải là loài quá kén ăn. Thức ăn của chúng chủ yếu là tôm đông lạnh, giun, rết, chuột bao tử…và 1 số loài sâu. Chúng ăn khá nhiều nên cần thường xuyên cung cấp đủ thức ăn để cá luôn được khỏe mạnh.

– Sinh sản: Dù là loài quý hiểm trong tự nhiên nhưng cá rồng sinh sản rất nhiều trong các trại cá lớn. Do vậy, khi được cấp phép, nhiều người đã nuôi cá rồng như một hình thức kinh doanh mới với số lời bạc tỉ. Tại một số nước như Indonexia, Malaysia, chủ trại bắn vào mỗi con cá một cái microchip chỉ bằng hạt gạo, trong đó có mã số riêng. Dãy số này được in lên từng tờ Certificate (giấy chứng nhận), có đóng dấu nổi riêng của từng trại, như: trại Munjul (Indonesia); trại Xian Leng (Malaysia)…Khi được chuyển lẫn lộn về Việt Nam, người bán chỉ cần dùng máy dò chíp là tìm ra đúng Certificate của con cá đó. Muốn kiểm chứng xem con Cá cảnh đó có đúng của trại mình muốn mua không, người chơi chỉ cần vào website từng trại để tra số microchip.

Cách nuôi và chăm sóc cá rồng

Cá rồng kim long bối đầu vàng cũng là một trong số cá quý hiếm tại Việt Nam tượng trưng cho sự thịnh vượng, giàu sang. Nuôi kim long quá bối không chỉ thể hiện đam mê mà còn nâng cao đẳng cấp và giá trị của bản thân. 


Chia sẻ:

Tin cùng danh mục Xem tất cả >>

Kỹ thuật nuôi cá cảnh cơ bản cho người mới bắt đầu

Nuôi cá cảnh không chỉ là trang trí, phong thủy mà nhiều người chơi, đặc biệt là các bạn trẻ còn cảm thấy thích thú và đam mê. Nhưng không phải cứ cho chúng ăn no nê đầy đủ là có ngay những chú cảnh rực rỡ nhiều màu sắc. Hướng dẫn nuôi cá cảnh cơ bản dưới đây sẽ giúp bạn biết cách chăm sóc hiệu quả nhất cho thú cưng của mình một cách hoàn hảo nhất.

Nuôi cá cảnh theo bản mệnh

Theo Phong thủy học, bể cá tượng trưng cho yếu tố Thủy, giúp điều hòa âm dương, mang lại nguồn năng lượng tốt giúp gia chủ thêm thịnh vượng, giàu sang. Bởi vậy việc lựa chọn bể cá hợp mệnh phong thủy là vô cùng quan trọng.

Cách nuôi và chăm sóc cá rồng

Bể cá rồng được nhiều gia đình hiện nay lựa chọn không chỉ đem đến tài lộc cho gia chủ mà còn có thể trấn trạch trong nhà, xua đuổi mọi điều không may mắn, tốt lành. Tuy nhiên, chỉ khi nắm rõ cách nuôi cá rồng dưới đây, bạn mới có được những chú cá khỏe mạnh nhất. Hãy cùng tìm hiểu kĩ thuật đó ra sao nhé!

Nguyên nhân chính gây bệnh cho cá cảnh nước ngọt

Triệu chứng khi cá cảnh nước ngọt mắc bệnh Triệu chứng rõ nhất khi cá bị bệnh được biểu hiện qua màu sắc trên thân cá và cử chỉ hành động. Khi nhiễm bệnh, màu sắc thân cá hơi nhạt đi so với màu cơ bản, màu cá có thể trắng bệch hay đen sẫm, cá bị tuột vảy hay ra nhiều nhớt. Hoạt động bơi lội chậm chạp và tách ra riêng khỏi đàn vào góc bể, cá đơn độc bơi gần mặt nước hay dựa vào thành bể hay góc hồ, phản ứng chậm hay không có phản ứng khi có tiếng động mạnh, cũng có khi cá chuyển động xoay tròn h

Kỹ thuật nuôi cá cảnh hồng két

Cá hồng két hay còn gọi là két đỏ hay huyết anh vũ là một loại cá cảnh có chung dòng họ với cá la hán (họ cá rô phi cichlid). Cá hồng két hình ovan to khoảng bàn tay người, chúng có màu cam đậm và cái miệng trông rất đẹp và dễ thương nên được người ta nuôi làm cá cảnh trong nhà. Cá hồng két ăn thức ăn động vật tương tự như cá la hán, chúng còn là một loài cá nuôi chung với cá rồng được nhiều người lựa chọn.

Nuôi cá ngựa vằn sinh sản

Cá Ngựa vằn là loài cá nhỏ nhắn thuộc họ cá Chép Cyprinidae. Chúng bơi rất nhanh và thích lượn ở tầng mặt, đặc tính bơi nhanh và cơ thể có những sọc ngang nên được gọi là “cá ngựa vằn”