Bệnh giun đũa gà

2022-04-02 15:55:04

Gà gầy, còi cọc, xù lông, tiêu chảy phân loãng, phân lẫn máu, phân sống do niêm mạc ruột bị tổn thương.

1. Căn bệnh:

- Do gà ăn phải trứng giun sán có trong phân, chất độn chuồng, các dụng cụ chăn nuôi,…

- Giun trưởng thành ký sinh trong đường tiêu hóa của gia cầm. Trứng giun được thải ra ngoài theo phân và phân tán rộng khắp ngoài môi trường.

2. Triệu chứng:

- Gà gầy, còi cọc, xù lông, tiêu chảy phân loãng, phân lẫn máu, phân sống do niêm mạc ruột bị tổn thương.

- Gà có các biểu hiện thiếu máu.

- Trong trường hợp nhiễm giun nặng gà có thể chết do giun làm tắc ruột, vỡ ruột hoặc tắc ống mật.

- Ở gà đẻ có hiện tượng giảm nhẹ sản lượng trứng.

3. Bệnh tích:

-  Thành ruột dày lên do tăng sinh, nhu động ruột giảm

-  Ruột viêm, sung huyết, xuất huyết do giun bám vào hút chất dinh dưỡng

-  Trong lòng ruột chứa giun ký sinh, số lượng phụ thuộc vào mức độ nhiễm giun sán

4. Phòng bệnh:

Bước 1: Vệ sinh

- Thức ăn, nước uống và dụng cụ cho ăn, uống phải vệ sinh, tránh nhiễm phân có chứa trứng giun sán.

-  Rắc SAFE GUARD 100gr/1m2 chuồng để đệm lót luôn khô ráo và khử mùi hôi chuồng.

-  Định kỳ vệ sinh, sát trùng chuồng trại bằng ANTISEP liều 3ml/1lít nước.

Bước 2: Dùng thuốc phòng bệnh

      VERMIXON tẩy giun sán định kỳ

-   4-6 tuần tuổi:pha nước cho gà uống, liều 15ml/ 50 gà

-  Trên 6 tuần tuổi: 30 ml/ 50 gà

-  Lặp lại sau 1-2 tháng tùy mức độ nhiễm giun.

Bước 3:

- UNILYTE VIT-C liều 2-3gr/1lít nước uống 

- ALL- ZYM pha nước uống liều 1gr/1lít nước, cho uống 3h/ngày, tăng khả năng hấp thu thức ăn, phòng tiêu chảy, phân khô, khử mùi hôi chuồng nuôi.

5. Trị bệnh:

Bước 1: Vệ sinh

- Thay đệm lót sau khi tẩy giun

- Rắc SAFE GUARD 100gr/1m2 chuồng để đệm lót luôn khô ráo và khử mùi hôi chuồng.

-  Tiêu độc sát trùng chuồng trại, chất độn chuồng bằng ANTISEP liều 3ml/1lít nước, 2lít phun cho 100m2 chuồng  nuôi.

Bước 2: Dùng thuốc trị giun sán:

VERMIXON tẩy giun gà

-  4-6 tuần tuổi:pha nước cho gà uống, liều 15ml/ 50 gà

-  Trên 6 tuần tuổi: 30 ml/ 50 gà

Bước 3:

-  COLI-200 100gr/ 500kgTT/ngày phòng bệnh đường ruột kế phát

-  UNILYTE VIT-C liều 2-3 gr/1lít nước uống, trợ sức, trợ lực cho gia cầm.

-  ALL- ZYM pha nước uống liều 1gr/1lít nước, cho uống 3h/ ngày.

Nguồn: Hội nông dân Thành phố Cần Thơ


Chia sẻ:

Tin cùng danh mục Xem tất cả >>

Kỹ thuật úm gà con và chăm sóc gà con giai đoạn từ 1 – 28 ngày tuổi

Úm gà con là một trong những khâu rất quan trọng và cần thiết trong quá trình chăn nuôi gà, nó quyết định đến năng suất, chất lượng đàn gà sau này. Nếu để gà con mới nở trong những tuần đầu thiếu nhiệt, gà sẽ yếu dần, tỷ lệ chết cao.

Phòng trị bệnh viêm đường hô hấp mãn tính ở gà

Bệnh viêm đường hô hấp mãn tính ở gà do vi khuẩn gây nên, có thể điều trị bằng kháng sinh. Gà các giống, các lứa tuổi đều bị mắc bệnh. Bệnh xảy ra quanh năm, đặc biệt nặng vào mùa mưa rét hoặc nóng ẩm đầu năm và thường xuyên tái phát khi sức khỏe gà giảm sút do thay đổi thời tiết hoặc chăm sóc, nuôi dưỡng kém.

Phòng trị bệnh đầu đen ở gà

Bệnh đầu đen hay bệnh viêm gan ruột truyền nhiễm ở gà, bệnh kén ruột thừa do một loại đơn bào có tên khoa học là Histomonas Meleagridis ký sinh ở gan, dạ dày và ruột thừa (manh tràng) gây ra.

Chăn nuôi gà giò trong thời tiết nóng nực

Nhiệt độ cơ thể gà thường ở mức 41 độ C. Nhiệt độ cao giúp gà bù tổn thất nhiệt, nước, đây cũng là cơ chế giúp gà điều phối nhiệt, lưu thông máu trong cơ thể đến các bộ phận như cánh, cổ, chân. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ bên ngoài tăng cao sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của gà. Vì vậy, khi nuôi gà trong mùa nóng, bà con cần lưu ý một số vấn đề sau:

Chế biến thức ăn cho gà từ bèo

Giờ đây, gia cầm được chăn nuôi chủ yếu bằng thức ăn công nghiệp, nhưng thức ăn xanh vẫn là một thành phần ăn không thể thiếu.

Ảnh hưởng của nguyên liệu làm đệm lót đến năng suất và môi trường nuôi gà

Nuôi gia cầm trên đệm lót sinh học đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng để tăng năng suất trứng và thịt, đặc biệt góp phần bảo vệ môi trường.