Cách chủng đậu cho gà con

2022-04-02 15:55:03

Bệnh đậu gà do virus Viruela Aviar gây ra chủ yếu trên gà con 2- 5 tuần tuổi nuôi nhốt tập trung.

1. Cách lây lan:

Bệnh lây lan chủ yếu do côn trùng như ruồi, muỗi và các côn trùng khác, đặc biệt virus đậu gà sống lâu trong cơ thể muỗi và xâm nhập cơ thể gà qua vết muỗi đốt.

2. Triệu chứng:

Gà bị bệnh đậu thường thể hiện dưới hai dạng, dạng ngoài da (dạng khô), mụn đậu mọc nhiều ở phần da không có lông như mào, mép, quanh mắt, chân… đôi khi cả ở hậu môn và phần da bên trong cánh. Các mụn này lúc đầu sưng tấy, màu hồng nhạt hoặc trắng trong, sau đó khô dần đóng thành vẩy và bong ra. Ở dạng này gà vẫn ăn uống bình thường, nếu chữa khỏi gà lại tiếp tục phát triển.

Dạng niêm mạc (dạng ướt), bắt đầu là miệng, họng, thanh quản viêm. Các vết viêm loang dần phồng lên thành các nốt màu hồng, chuyển dần sang tím sẫm dày lên thành các màng giả trong khoang miệng và họng. Gà thở và ăn uống khó, bỏ ăn, gầy yếu dần và chết. Cũng có khi gà chết đột ngột do mụn đậu che lấp cuống thở.

Nhiều khi gà bị cả hai thể kết hợp, bệnh tiến triển nhanh hơn và chết dễ hơn.

3. Cách phòng:

Bệnh đậu gà được phòng bằng chủng vắc xin. Vắc xin phòng bệnh đậu gà được đóng trong lọ kín và luôn luôn được bảo quản ở nhiệt độ thấp.

Kinh nghiệm chọn vắc xin và chủng đậu cho gà: Chọn mua vắc xin đậu gà của những hãng sản xuất thuốc thú y lớn có uy tín, đảm bảo chất lượng. Mua ở những cửa hàng thuốc thú y có đủ điều kiện bảo quản vắc xin đúng tiêu chuẩn kỹ thuật ngành. Lọ vắc xin phải còn nguyên nhãn mác, thời hạn sử dụng, cơ sở sản xuất rõ ràng.

Dùng vắc xin nội với liều gấp 1,5 lần so với hướng dẫn cho hiệu quả phòng bệnh cao. Pha lọ vắc xin liều 200 con với 1ml nước cất hoặc nước đun sôi để nguội chủng cho 150 con là vừa. Dùng kim chủng đậu (loại chuyên dùng) hoặc kim máy khâu, ngòi bút học sinh để chủng.

4. Điều trị:

Cách chủng: Chấm kim vào lọ vắc xin (đã pha) xong đâm xuyên qua màng cánh (nơi không có lông). Tốt nhất là dùng đoạn chỉ khâu dài 2cm luồn qua lỗ kim khâu vá thủ công, nhúng đít kim và đoạn chỉ vào lọ vắc xin, xuyên kim qua màng cánh theo chiều từ trên xuống dưới sao cho vắc xin ngấm vào da qua vết thương không rơi xuống đất là được.

Sau khi chủng đậu 7 ngày phải kiểm tra, nếu có vết đậu mọc là tốt, nếu không thấy phải chủng lại.

 

Nguồn: Nguyễn Văn Duy - Nông nghiệp VN


Chia sẻ:

Tin cùng danh mục Xem tất cả >>

Kỹ thuật úm gà con và chăm sóc gà con giai đoạn từ 1 – 28 ngày tuổi

Úm gà con là một trong những khâu rất quan trọng và cần thiết trong quá trình chăn nuôi gà, nó quyết định đến năng suất, chất lượng đàn gà sau này. Nếu để gà con mới nở trong những tuần đầu thiếu nhiệt, gà sẽ yếu dần, tỷ lệ chết cao.

Phòng trị bệnh viêm đường hô hấp mãn tính ở gà

Bệnh viêm đường hô hấp mãn tính ở gà do vi khuẩn gây nên, có thể điều trị bằng kháng sinh. Gà các giống, các lứa tuổi đều bị mắc bệnh. Bệnh xảy ra quanh năm, đặc biệt nặng vào mùa mưa rét hoặc nóng ẩm đầu năm và thường xuyên tái phát khi sức khỏe gà giảm sút do thay đổi thời tiết hoặc chăm sóc, nuôi dưỡng kém.

Phòng trị bệnh đầu đen ở gà

Bệnh đầu đen hay bệnh viêm gan ruột truyền nhiễm ở gà, bệnh kén ruột thừa do một loại đơn bào có tên khoa học là Histomonas Meleagridis ký sinh ở gan, dạ dày và ruột thừa (manh tràng) gây ra.

Chăn nuôi gà giò trong thời tiết nóng nực

Nhiệt độ cơ thể gà thường ở mức 41 độ C. Nhiệt độ cao giúp gà bù tổn thất nhiệt, nước, đây cũng là cơ chế giúp gà điều phối nhiệt, lưu thông máu trong cơ thể đến các bộ phận như cánh, cổ, chân. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ bên ngoài tăng cao sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của gà. Vì vậy, khi nuôi gà trong mùa nóng, bà con cần lưu ý một số vấn đề sau:

Chế biến thức ăn cho gà từ bèo

Giờ đây, gia cầm được chăn nuôi chủ yếu bằng thức ăn công nghiệp, nhưng thức ăn xanh vẫn là một thành phần ăn không thể thiếu.

Ảnh hưởng của nguyên liệu làm đệm lót đến năng suất và môi trường nuôi gà

Nuôi gia cầm trên đệm lót sinh học đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng để tăng năng suất trứng và thịt, đặc biệt góp phần bảo vệ môi trường.