Cách nhận biết cúm gia cầm ở vật nuôi

2022-04-02 15:55:00

Trong quá trình chăn nuôi gia cầm, việc lựa chọn thức ăn phù hợp, phương thức cho vật nuôi ăn, cách nhận biết và phòng bệnh để đạt được hiệu quả kinh tế cao luôn là những vấn đề được người chăn nuôi quan tâm.

Bệnh cúm gia cầm là bệnh truyền nhiễm do virus cúm Tupe A gây nên ở gia cầm, một số loài động vật có vú và cả ở người. Bệnh cúm gia cầm được Tổ chức Thú y thế giới xếp vào danh mục bảng A.

Loài mắc bệnh gồm gà, gà tây, vịt ngan ngỗng, đà điểu và các loài chim... Tỷ lệ vật nuôi chết khác nhau phụ thuộc vào loài vật và độc lực của virus gây bệnh cũng như tuổi mắc và điều kiện môi trường. Trường hợp virus có độc lực cao, gà có thể mắc và chết tới 100%.

Người chăn nuôi cần nắm được những triệu chứng sau để nếu gặp phải sẽ kịp thời nhận biết và xử lý.

 

1. Về triệu chứng bệnh:

Thời gian nung bệnh từ vài giờ đến vài ngày. Vật nuôi giảm hoạt động và tiêu thụ thức ăn, gầy yếu, tăng số gà ấp ở đàn đang đẻ và giảm sản lượng trứng. Khi bệnh nặng, vật nuôi biểu hiện ho, khó thở và chảy nước mắt, đứng túm tụm một chỗ, lông xù, phù đầu và mặt. Những phần da không có lông bị tím tái, chân bị xuất huyết.

Thêm vào đó, vật nuôi còn có biểu hiện rối loạn thần kinh, ỉa chảy, co giật hoặc đầu ở tư thế không bình thường. Đường lây truyền bệnh chuyển từ con nhiễm bệnh cho con khỏe hoặc thông qua không khí, dụng cụ chăn nuôi, xe cộ, phân rác, thức ăn, nước uống có chứa mầm bệnh. Virus cúm gia cầm dễ dàng phát tán ra môi trường qua chất thải của gia cầm bệnh; truyền từ nơi này đến nơi khác do vận chuyển gia cầm bệnh hoặc mang mầm bệnh, do con người, phương tiện vận chuyển...

 

2. Bệnh tích khi gia cầm mắc bệnh như sau:

Viêm các xoang trong cơ thể như viêm xoang bụng, có thể viêm dính buồng chứng với xoang bụng; Xuất huyết ở bề mặt niêm mạc và tương mạc nội tạng; Viêm xuất huyết toàn bộ đường tiêu hoá, đặc biệt thấy rõ ở manh tràng, dạ dày tuyến nơi tiếp giáp với mề; Viêm xuất huyết buồng trứng và viêm đường hô hấp trên.

Về loại bệnh này có thể xảy ra quanh năm nhưng xảy ra nhiều hơn khi thời tiết chuyển từ nóng ẩm sang thời tiết lạnh. Ở nước ta, dịch cúm gia cầm cũng thường xảy ra vào thời gian từ cuối mùa thu sang mùa đông.Virus cúm có trong hầu hết các cơ quan nội tạng của gia cầm bị bệnh, kể cả máu, tuỷ xương, nước dãi, phân, lông … Điều kiện ngoại cảnh có ảnh hưởng rõ rệt đến sức đề kháng của virus cúm. Virus thường sống lâu hơn trong tế bào sống hoặc môi trường hữu cơ ở điều kiện lạnh.

 

Nguồn: Trần Phượng - Dân Việt


Chia sẻ:

Tin cùng danh mục Xem tất cả >>

Kỹ thuật úm gà con và chăm sóc gà con giai đoạn từ 1 – 28 ngày tuổi

Úm gà con là một trong những khâu rất quan trọng và cần thiết trong quá trình chăn nuôi gà, nó quyết định đến năng suất, chất lượng đàn gà sau này. Nếu để gà con mới nở trong những tuần đầu thiếu nhiệt, gà sẽ yếu dần, tỷ lệ chết cao.

Phòng trị bệnh viêm đường hô hấp mãn tính ở gà

Bệnh viêm đường hô hấp mãn tính ở gà do vi khuẩn gây nên, có thể điều trị bằng kháng sinh. Gà các giống, các lứa tuổi đều bị mắc bệnh. Bệnh xảy ra quanh năm, đặc biệt nặng vào mùa mưa rét hoặc nóng ẩm đầu năm và thường xuyên tái phát khi sức khỏe gà giảm sút do thay đổi thời tiết hoặc chăm sóc, nuôi dưỡng kém.

Phòng trị bệnh đầu đen ở gà

Bệnh đầu đen hay bệnh viêm gan ruột truyền nhiễm ở gà, bệnh kén ruột thừa do một loại đơn bào có tên khoa học là Histomonas Meleagridis ký sinh ở gan, dạ dày và ruột thừa (manh tràng) gây ra.

Chăn nuôi gà giò trong thời tiết nóng nực

Nhiệt độ cơ thể gà thường ở mức 41 độ C. Nhiệt độ cao giúp gà bù tổn thất nhiệt, nước, đây cũng là cơ chế giúp gà điều phối nhiệt, lưu thông máu trong cơ thể đến các bộ phận như cánh, cổ, chân. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ bên ngoài tăng cao sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của gà. Vì vậy, khi nuôi gà trong mùa nóng, bà con cần lưu ý một số vấn đề sau:

Chế biến thức ăn cho gà từ bèo

Giờ đây, gia cầm được chăn nuôi chủ yếu bằng thức ăn công nghiệp, nhưng thức ăn xanh vẫn là một thành phần ăn không thể thiếu.

Ảnh hưởng của nguyên liệu làm đệm lót đến năng suất và môi trường nuôi gà

Nuôi gia cầm trên đệm lót sinh học đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng để tăng năng suất trứng và thịt, đặc biệt góp phần bảo vệ môi trường.