Nuôi dưỡng và chăm sóc gà hậu bị

2022-04-02 15:55:02

Giai đoạn gà hậu bị từ 1 ngày tuổi đến 18 - 20 tuần tuổi là giai đoạn quan trọng nhất chuẩn bị cho đàn gà sinh sản phát triển tốt và khả năng sinh sản cao. Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc gà trong thời gian từ lúc mới nở đến khi đẻ trứng quyết định tuổi đẻ trứng đầu, số trứng đẻ ra và trọng lượng trứng…

Khi nuôi gà hậu bị cần chú ý đến:

      + Giữ cho tốc độ sinh trưởng của gà ở mức trải đều trong suốt quá trình sống, đảm bảo cho sự phát triển các đặc tính sinh lý hài hòa và cân bằng.
      + Đặc điểm sinh trưởng theo từng hướng sản xuất: gà hướng chuyên thịt có tốc độ sinh trưởng cao, khả năng tích lũy mỡ cao nên dễ mập mỡ và giảm khả năng đẻ trứng; và ngược lại đối với gà hướng trứng. Vì vậy khi nuôi gà hậu bị hướng thịt cần theo dõi chặt chẽ lượng thức ăn và mức tăng trọng của gà hàng tuần.
 
1.      Lựa chọn gà trong giai đoạn hậu bị
 
-         Lúc gà mới nở: lựa chọn gà con theo tiêu chuẩn nhất định (đã được trình bày ở quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc gà con)
-         Lúc gà 6 tuần tuổi:
      + Đối với gà giống hướng thịt: chọn gà mái có trọng lượng trung bình gần sát với trọng lượng trung bình của giống, chọn gà trống có trọng lượng từ cao trở xuống với ngoại hình cân đối, ức lớn, rộng, thế đứng hùng dũng, ức dốc ở góc khoảng 450 sẽ là những gà trống cho tỷ lệ thụ tinh cao hơn so với gà trống có ức nằm ngang.
      + Đối với gà hướng trứng: chọn những gà mái có ngoại hình đạt tiêu chuẩn giống như vóc dáng cân đối, xương ức thẳng, không dị tật ở mỏ, ngón chân. Trong đàn gà giống, số gà trống chọn sẽ bằng 10% số gà mái.
-         Lúc gà 19 tuần tuổi: dựa vào các đặc điểm sinh dục thứ cấp như: mồng tích phát triển, màu đỏ tươi, lông óng mượt, cánh ép sát thân.
 
2.      Chế độ định mức ăn cho gà hậu bị
 
-         Nhu cầu dinh dưỡng: Năng lượng trao đổi tối thiểu từ 2750 Kcal/kg đến 2850 Kcal/kg; Đạm từ 16 – 18%
-         Hạn chế số lượng thức ăn hàng ngày từ 5 tuần tuổi. Khống chế thức ăn để gà đạt khối lượng chuẩn. Thức ăn hàng ngày có thể giảm 20 – 30% tùy vào mức sinh trưởng của gà.
-         Thay thức ăn dần (trong 1 tuần) từ thức ăn của gà con sang thức ăn gà dò, và từ thức ăn của gà dò sang thức ăn gà đẻ vào các tuần tuổi thích hợp.
 
3.      Chế độ chiếu sáng của gà hậu bị
 
-         Thời gian chiếu sáng và cường độ chiếu sáng trong giai đoạn hậu bị ảnh hưởng lớn đến tuổi đẻ trứng đầu tiên. Tăng thời gian chiếu sáng trong giai đoạn hậu bị sẽ dẫn đến tình trạng phát dục sớm. Gà đẻ quá sớm khi cơ thể chưa phát triển đầy đủ về thể chất nên trứng sẽ nhỏ và thời gian khai thác trứng ngắn, năng suất trứng không đạt đỉnh cao, gây tổn hại về kinh tế.
-         Chế độ chiếu sáng cho gà trong giai đoạn hậu bị trung bình là 10 giờ /ngày. Nếu ánh sáng tự nhiên tăng hay giảm không phù hợp với chế độ chiếu sáng thì phải dùng rèm che hoặc chiếu sáng bổ sung cho đủ.
 
4.      Chăm sóc và nuôi dưỡng
 
-         Nhiệt độ: Nhiệt độ chuồng nuôi ảnh hưởng đến lượng thức ăn hàng ngày và mức độ sinh trưởng của đàn gà, từ đó sẽ ảnh hưởng đến tuổi thành thục và năng suất trứng sau này. Nhiệt độ thích hợp cho gà giống hậu bị sau 2 -3 tuần úm ở khoảng 21 – 270C, tùy theo điều kiện khí hậu mà có thể tăng hoặc giảm.
-         Ẩm độ: Ẩm độ thích hợp cho sự phát triển của gà hậu bị trong khoảng 50 – 75%. Với mức ẩm độ này sẽ dễ cho việc quản lý điều kiện vệ sinh chuồng trại, gà khỏe mạnh.
-         Mật độ:

 

Tuổi và loại gà
Nuôi trên lồng hoặc sàn
Nuối dưới nền
Gà hướng trứng
Gà giống thịt
Gà hướng trứng
Gà giống thịt
Gà 0 – 2 tuần
Gà 3 - 8 tuần
Gà 9 – 18 tuần
50 – 60
20 – 30
12 - 15
50 – 60
15
8 - 10
30
15
8 - 10
25 – 30
8 – 10
5 - 6

 

 
5.      Quy trình phòng bệnh
 
-         Phòng bệnh bằng kháng sinh: nên sử dụng định kỳ để phòng một số bệnh thường gặp đối với gia cầm như thương hàn, CRD, tụ huyết trùng, E.coli và bệnh cầu trùng nếu nuôi nền. Nên sử dụng kháng sinh đặc hiệu trộn trong thức ăn hoặc hòa vào nước uống trong thời gian 3 -5 ngày.
-         Phòng bệnh bằng vacxin: quy trình mẫu sau đây được áp dụng rộng rãi để phòng ngừa một số bệnh truyền nhiễm thường gặp:
 
 
Lứa tuổi
Bệnh
Loại vacxin
Cách sử dụng
15 tuần
16 – 17 tuần
16 – 18 tuần
IB
ESD
Newcastle
Phòng IB
Phòng ESB
Imopest
Tiêm bắp
Tiêm bắp
Tiêm bắp

 

Nguồn: Phòng Kỹ Thuật Công Ty NHÂN LỘC - ROVETCO


Chia sẻ:

Tin cùng danh mục Xem tất cả >>

Kỹ thuật úm gà con và chăm sóc gà con giai đoạn từ 1 – 28 ngày tuổi

Úm gà con là một trong những khâu rất quan trọng và cần thiết trong quá trình chăn nuôi gà, nó quyết định đến năng suất, chất lượng đàn gà sau này. Nếu để gà con mới nở trong những tuần đầu thiếu nhiệt, gà sẽ yếu dần, tỷ lệ chết cao.

Phòng trị bệnh viêm đường hô hấp mãn tính ở gà

Bệnh viêm đường hô hấp mãn tính ở gà do vi khuẩn gây nên, có thể điều trị bằng kháng sinh. Gà các giống, các lứa tuổi đều bị mắc bệnh. Bệnh xảy ra quanh năm, đặc biệt nặng vào mùa mưa rét hoặc nóng ẩm đầu năm và thường xuyên tái phát khi sức khỏe gà giảm sút do thay đổi thời tiết hoặc chăm sóc, nuôi dưỡng kém.

Phòng trị bệnh đầu đen ở gà

Bệnh đầu đen hay bệnh viêm gan ruột truyền nhiễm ở gà, bệnh kén ruột thừa do một loại đơn bào có tên khoa học là Histomonas Meleagridis ký sinh ở gan, dạ dày và ruột thừa (manh tràng) gây ra.

Chăn nuôi gà giò trong thời tiết nóng nực

Nhiệt độ cơ thể gà thường ở mức 41 độ C. Nhiệt độ cao giúp gà bù tổn thất nhiệt, nước, đây cũng là cơ chế giúp gà điều phối nhiệt, lưu thông máu trong cơ thể đến các bộ phận như cánh, cổ, chân. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ bên ngoài tăng cao sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của gà. Vì vậy, khi nuôi gà trong mùa nóng, bà con cần lưu ý một số vấn đề sau:

Chế biến thức ăn cho gà từ bèo

Giờ đây, gia cầm được chăn nuôi chủ yếu bằng thức ăn công nghiệp, nhưng thức ăn xanh vẫn là một thành phần ăn không thể thiếu.

Ảnh hưởng của nguyên liệu làm đệm lót đến năng suất và môi trường nuôi gà

Nuôi gia cầm trên đệm lót sinh học đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng để tăng năng suất trứng và thịt, đặc biệt góp phần bảo vệ môi trường.