Bệnh viêm khớp bê, nghé - Nguyên nhân và cách phòng trị

2022-03-28 15:07:07

Bệnh xảy ra ở bê, nghé sau sinh 1 tháng. Trâu, bò lớn cũng bị nhưng ít hơn.

1. Nguyên nhân


- Do bê nghé bị té ngã làm xây xát các khớp - viêm khớp.
- Do kế phát các bệnh viêm rốn, viêm tử cung... Vi khuẩn vào máu di căn tới khớp gây viêm.


2. Triệu chứng


Thường ở khớp gối của bê, nghé thấy sưng to, sờ vào thấy cứng hoặc mềm, đi đứng cà nhắc và ít đi lại.


3. Điều trị


Nếu bóp thấy mềm nhũn, dùng kim 14 chọc dò xem có mủ không, nếu có phải giải phẫu lấy mủ ra và bơm rửa lại bằng nước sinh lý. Sau đó sát trùng bằng thuốc đỏ và băng lại (nếu vết mở rộng).


Nếu thấy khớp mới sưng chưa có mủ nên tiêm thuốc:


- Dùng Chlotetraol tiêm bắp, hoặc xung quanh khớp đã bị sưng với liều 1ml/5kg trọng lượng/ngày, điều trị liên tục 3-4 ngày.
- Vitamin C (ống 500mg). Bê, nghé 3-4 ống/lần/ngày; trâu, bò 6-8 ống/lần/ngày.
- Hoặc dùng Penicyline 15000 - 30000 UI/kg trọng lượng, ngày chích 2 lần, liên tục trong 3-5 ngày.
- Kết hợp tiêm ADE Bcomplex, Dexavet.


Ngoài ra còn có thể dùng một số loại kháng sinh khác như Neoxin Tylan 50, Suanovil, Novocin, Erythromycine...

 

Nguồn: khoahocchonhanong.com.vn


Chia sẻ:

Tin cùng danh mục Xem tất cả >>

Kỹ thuật nuôi và vỗ béo trâu thịt

Ở nước ta, nuôi trâu chủ yếu để lấy sức kéo nên tiềm năng sản xuất trâu thịt hầu như không được chú ý đến. Thực chất thịt trâu giống như thịt bò về nhiều tính chất cơ bản: cấu trúc, thành phần hoá học, giá trị dinh dưỡng, vị ngon. Thịt nghé non, trâu tơ hoặc trâu nuôi chuyên thịt là loại thịt rất ngon, giá bán rất cao.

Phòng trị bệnh lở mồm long móng ở trâu bò

Bệnh lở mồm long móng (LMLM) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính chung cho nhiều loài gia súc và một số loài thú hoang, có thể lây từ súc vật sang người. Ở nước ta, hàng năm bệnh thường xảy ra ở một số tỉnh, đặc biệt là các tỉnh miền núi biên giới Việt - Trung, Việt - Lào và Việt - Campuchia, gây nhiều thiệt hại kinh tế cho chăn nuôi trâu bò. Bệnh do virut LMLM gây ra và lây qua đường hô hấp, đường tiêu hóa.

Chẩn đoán trâu có thai

Có nhiều phương pháp chẩn đoán có thai ở trâu:

Nuôi dưỡng và chăm sóc nghé non

Ở nghé sơ sinh, dạ dày cũng đủ 4 túi như trâu, nhưng dạ múi khế chiếm gần 50% thể tích và là nơi tiêu hoá chính của nghé. Sữa bú từ vú mẹ không đi vào dạ cỏ mà được chuyển trực tiếp xuống dạ múi khế thông qua rãnh thực quản. Trong bốn tuần đầu sau khi sinh, tiêu hoá của nghé gần giống như ở gia súc dạ dày đơn, sau đó dạ dày phát triển dần và tiêu hoá 4 túi được hình thành.