Cách ủ chua lá mía và lá sắn làm thức ăn cho trâu

2022-03-28 15:07:08

Bằng phương pháp ủ lên men chua, người ta có thể tận dụng nhiều phụ phẩm nông nghiệp để làm thức ăn cho gia súc trong đó có ngọn, lá mía và lá sắn cũng được tận dụng làm thức ăn dự trữ cho trâu bò trong những mùa thiếu thức ăn xanh. Cách ủ ngọn, lá mía và lá sắn như sau:

- Ngọn và lá mía được sử dụng làm thức ăn cho trâu bò bằng cách: Ngọn và lá mía sau khi thu hoạch thân cây còn xanh tươi đem băm ngắn 3-  5cm. Cứ l00kg ngọn lá mía băm cần bổ sung l,5kg rỉ mật, 3kg bột sắn và 0,5kg muối ăn. Rỉ đường + muối ăn + bột sắn hoa với nước lã sạch tỷ lệ 1/1. Có thể không cần hoà nước, mà rắc, tưới thức ăn bổ sung vào ngọn lá mía đã băm ngắn. Sau khi hoà thành dung dịch thức ăn bổ sung, tưới và trộn đều với đống ngọn lá mía băm. Sau đồ rải từng lớp dày 30 - 40cm vào hố ủ và dẳm chặt để đẩy không khí ra ngoài. Thức ăn ngọn lá mía ủ chua dự trữ được trong vòng 5 - 6 tháng (tuỳ theo mùa nóng, lạnh).

+ Sử dụng: Ngọn lá mía ủ chua sau 3 - 4 tuần có thể lấy cho bò ăn; thức ăn ủ có màu vàng, mùi vị chua, trâu bò rất thích ăn. Cho trâu bò ăn trộn lá mía ủ chua lẫn với cỏ + rơm hoặc thức ăn tinh hỗn hợp. Lượng ăn: trâu bò thịt không quá 20kg/ngày, bê hoặc bò sữa không quá 15kg/ngày.

- Ngọn, lá sắn sau khi thu hoawchj còn xanh, cắt ngắn thành những đoạn thân 4-5 cm. Phần thân non hơi cứng cần đập dập. Sau đó băm ngắn 4 - 5cm. Nguyên liệu :100 kg ngọn lá sắn băm, 5 - 6kg bột sắn, hoặc cám gạo, hoặc bột ngô; muối ăn 0,5kg, sử dụng hố ủ hay túi nilon.

+ Thao rác: Hoà bột sắn + muối ăn vào nước theo tỷ lệ 1/1 (có thể rắc trực tiếp không hoà nước). Sau đó tưới và trộn đều vào đống ngọn lá sắn đã băm, trải ra sân để tưới và trộn mới đều). Tiếp theo lần lượt đổ ngọn lá sắn đã trộn với dung dịch thức ăn bổ sung mỗi lượt dày 30 - 40cm và dẳm chặt để đẩy không khí ra ngoài. Cứ như vậy đến khi đầy hố, phủ tấm nilon lên đống ủ cho kín; lấp đất, bên trên có làm giàn che mưa. Hố ủ làm trên nên đất cao ráo thoát nước nhanh. Thời gian bảo quản thức ăn ngọn lá sắn ủ chua không quá 4 tháng. Trong lá sắn tươi có chứa độc tố HCN nhưng khi ủ chua có muối ăn đã làm mất độc tính không ảnh hưởng đến chất lượng thức ăn.

+ Sử dụng: Ủ chua ngọn lá sắn sau 3 - 4 tuần có thể lấy cho trâu bò ăn với lượng: bò thịt, trâu bò cày kéo 10 - 12kg + cỏ hoặc rơm/ngày. Bê, bò sữa 5 - 7kg/ngày cùng với các thức ăn khác.

Nguồn: Như Thảo

Chia sẻ:

Tin cùng danh mục Xem tất cả >>

Kỹ thuật nuôi và vỗ béo trâu thịt

Ở nước ta, nuôi trâu chủ yếu để lấy sức kéo nên tiềm năng sản xuất trâu thịt hầu như không được chú ý đến. Thực chất thịt trâu giống như thịt bò về nhiều tính chất cơ bản: cấu trúc, thành phần hoá học, giá trị dinh dưỡng, vị ngon. Thịt nghé non, trâu tơ hoặc trâu nuôi chuyên thịt là loại thịt rất ngon, giá bán rất cao.

Phòng trị bệnh lở mồm long móng ở trâu bò

Bệnh lở mồm long móng (LMLM) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính chung cho nhiều loài gia súc và một số loài thú hoang, có thể lây từ súc vật sang người. Ở nước ta, hàng năm bệnh thường xảy ra ở một số tỉnh, đặc biệt là các tỉnh miền núi biên giới Việt - Trung, Việt - Lào và Việt - Campuchia, gây nhiều thiệt hại kinh tế cho chăn nuôi trâu bò. Bệnh do virut LMLM gây ra và lây qua đường hô hấp, đường tiêu hóa.

Chẩn đoán trâu có thai

Có nhiều phương pháp chẩn đoán có thai ở trâu:

Nuôi dưỡng và chăm sóc nghé non

Ở nghé sơ sinh, dạ dày cũng đủ 4 túi như trâu, nhưng dạ múi khế chiếm gần 50% thể tích và là nơi tiêu hoá chính của nghé. Sữa bú từ vú mẹ không đi vào dạ cỏ mà được chuyển trực tiếp xuống dạ múi khế thông qua rãnh thực quản. Trong bốn tuần đầu sau khi sinh, tiêu hoá của nghé gần giống như ở gia súc dạ dày đơn, sau đó dạ dày phát triển dần và tiêu hoá 4 túi được hình thành.