Chữa hà móng cho trâu bò

2022-03-28 15:07:04

Những nhân tố ảnh hưởng khiến trâu bò mắc các bệnh nhiễm khuẩn qua móng và hiện tượng vỡ móng do nhiễm khuẩn. Một số lưu ý trong điều trị hà móng cho trâu bò. Bệnh hà móng thường gặp ở trâu hoặc bò nuôi nhốt trong chuồng trại hoặc chế độ cho ăn không thích hợp về các loại khoáng đa vi lượng hoặc vi lượng.

Với chế độ nuôi nhốt trong chuồng trại khép kín có nền chuồng cứng (nền bê tông hoặc lát gạch cứng ...), sẽ có một số tác nhân ảnh hưởng tới sự phát triển của móng như:

- Nền chuồng cứng có tác động cơ học tới sự phát triển của móng.

- Hệ vi sinh vật tồn tại trên nền chuồng có tác động tới sự phát triển của móng, đặc biệt sự tác động của hệ vi sinh vật yếm khí tồn tại trên nền chuồng trong các hang hốc tự nhiên.

- Khẩu phần thức ăn không đầy đủ các loại chất khoáng cần thiết cho sự phát triển của keratine protein, một loại protein hết sức cần thiết cho sự phát triển sừng, móng.

- Sân chơi cho gia súc chưa thích hợp về diện tích cũng như về môi trường sinh thái như thảm cỏ, độ mềm thảm cỏ, hỗn hợp cỏ tạo nền dinh dưỡng cho chế độ chăn thả, độ ẩm ướt của sân chơi, bóng mát (đặc biệt cần thiết về mùa hè) và mức độ thoáng khí ...

 

Với nhiều nhân tố ảnh hưởng trên, trâu bò rất dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn qua móng, đặc biệt hiện tượng vỡ móng do nhiễm khuẩn.

 

Để điều trị triệu chứng này, người chăn nuôi cần lưu ý:

- Xây dựng khẩu phần ăn thích hợp cho gia súc được nuôi trong điều kiện nhốt trong chuồng trại.

- Tạo sân chơi thích hợp cho gia súc.

- Điều trị ngay lập tức cho các gia súc được phát hiện có vấn đề về móng.

 

Các bước điều trị cụ thể cho gia súc bị vỡ móng, hài móng hoặc hà móng có thể được miêu tả như sau:

1) Cố định gia súc một cách an toàn (phong bế thần kinh hoặc trói buộc cẩn thận trong gióng, giá).

2) Vệ sinh các phần móng guốc bị viêm nhiễm một cách cẩn thận bằng các thủ thuật thích hợp (cạo sạch đất bẩn, dùng nước sạch rửa sạch bùn, đất, phân, hoặc cọ rửa sạch bằng dung dịch sát trùng như dung dịch KMnO4 hoặc dung dịch lugol . . .).

3) Dùng dụng cụ thích hợp để cắt, gọt bỏ các phần móng tăng sinh không thích hợp theo khuôn hình của móng (dụng cụ thường dùng hiện nay ở Trung tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì là bộ dao cắt, gọt móng làm theo mẫu của các chuyên gia Nhật Bản).

4) Khoét hoặc cắt bỏ các phần cơ bị viêm nhiễm, cố gắng loại bỏ tối đa các phần nhiễm khuẩn (không e ngại trong trường hợp động hoặc tĩnh mạch bị mở nhỏ).

5) Sử dụng thuốc sát trùng thích hợp để làm sạch phần viêm nhiễm (thông thường hiện nay ta có thể dùng dung dịch lugol hoặc thuốc tím – KMnO4).

6) Băng bó và sử dụng dụng cụ thích hợp (móng gỗ hoặc guốc nhựa ...) cho gia súc được điều trị.

7) Xây dựng phác đồ điều trị kháng sinh thích hợp cho gia súc được điều trị (trong phần lớn các trường hợp chỉ cần tiêm bắp dòng thuốc kháng sinh streptomycine đủ hiệu lực).

8) Theo dõi thường xuyên sự tiến triển của các gia súc được điều trị cũng như các trạng thái phát sinh để có sự can thiệp thích hợp.

9) Tháo băng, móng gỗ hoặc guốc nhựa vào thời điểm thích hợp khi gia súc đã hồi phục sức khỏe hoặc gần như hồi phục.

Nguồn: Nguyễn Quốc Toản - thongtinkhcn.vn


Chia sẻ:

Tin cùng danh mục Xem tất cả >>

Kỹ thuật nuôi và vỗ béo trâu thịt

Ở nước ta, nuôi trâu chủ yếu để lấy sức kéo nên tiềm năng sản xuất trâu thịt hầu như không được chú ý đến. Thực chất thịt trâu giống như thịt bò về nhiều tính chất cơ bản: cấu trúc, thành phần hoá học, giá trị dinh dưỡng, vị ngon. Thịt nghé non, trâu tơ hoặc trâu nuôi chuyên thịt là loại thịt rất ngon, giá bán rất cao.

Phòng trị bệnh lở mồm long móng ở trâu bò

Bệnh lở mồm long móng (LMLM) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính chung cho nhiều loài gia súc và một số loài thú hoang, có thể lây từ súc vật sang người. Ở nước ta, hàng năm bệnh thường xảy ra ở một số tỉnh, đặc biệt là các tỉnh miền núi biên giới Việt - Trung, Việt - Lào và Việt - Campuchia, gây nhiều thiệt hại kinh tế cho chăn nuôi trâu bò. Bệnh do virut LMLM gây ra và lây qua đường hô hấp, đường tiêu hóa.

Chẩn đoán trâu có thai

Có nhiều phương pháp chẩn đoán có thai ở trâu:

Nuôi dưỡng và chăm sóc nghé non

Ở nghé sơ sinh, dạ dày cũng đủ 4 túi như trâu, nhưng dạ múi khế chiếm gần 50% thể tích và là nơi tiêu hoá chính của nghé. Sữa bú từ vú mẹ không đi vào dạ cỏ mà được chuyển trực tiếp xuống dạ múi khế thông qua rãnh thực quản. Trong bốn tuần đầu sau khi sinh, tiêu hoá của nghé gần giống như ở gia súc dạ dày đơn, sau đó dạ dày phát triển dần và tiêu hoá 4 túi được hình thành.