Kỹ thuật nuôi trâu cày kéo

2022-03-28 15:07:04

Từ lâu trâu được nuôi chủ yếu để khai thác sức kéo (làm đất và kéo xe). Nước ta thuộc vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm thất thường. Các tỉnh miền Nam có mùa khô và nóng, còn miền Bắc có mùa đông lạnh kéo dài. Trâu phải sinh sống và làm việc trong điều kiện khắc nghiệt, đòi hỏi nhiều năng lượng, nhưng chính vào thời kỳ này cỏ tươi và các thức ăn có chất lượng tốt nói chung lại rất thiếu thốn. Điều kiện thời tiết khắc nghiệt cộng với thiếu thốn cỏ tươi là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trâu bị chết và bị loại thải nhiều vào mùa này. Cần phải biết điều này để có biện pháp phòng tránh hiệu quả: cung cấp thức ăn chất lượng đủ nhu cầu cho trâu, sử dụng trâu hợp lý, có các biện pháp phòng chống rét....
 
Tiêu chuẩn thức ăn:

Cần đảm bảo cho trâu cày như sau:

 

Thức ăn xanh(kg-cỏ tươi, rau, ngô cây)

Rơm, cỏ khô

 

(kg)

Thức ăn tinh quy ra cám

(kg)

Muối ăn

(g)

Vụ đông xuân:

Ngày nghỉ

Ngày làm việc

 

25-30

30-35

 

2-4

5-6

 

-

2-3

 

-

40-50

Vụ hè thu:

Ngày nghỉ

Ngày làm việc

 

30

35-40

 

1-2

3-4

 

-

1-2

 

-

40-50

 
Chú ý: Nếu có chăn thả thì tùy mức độ thu nhận được của trâu, cần giảm lượng thức ăn tại chuồng.
Chăm sóc, nuôi dưỡng:
- Vào mùa hè, muốn cho trâu làm việc tốt vào ban ngày thì ban đêm phải cho ăn thêm tại chuồng, số rơm cỏ cho ăn thành ba lần: lúc chập tối, nửa đêm và sáng sớm trước khi đi làm. Dù thời vụ hoặc bận công việc như thế nào thì trong ngày vẫn phải bố trí cho trâu có thời gian nghỉ ngơi hợp lý để nó có thể nhai lại thức ăn. Buổi chiều, trước khi về chuồng cần tắm rửa sạch sẽ. Những ngày nắng nóng cho trâu ngâm mình dưới nước cho mát mẻ. Mùa hè, đặc biệt là những ngày nắng nóng, cần bố trí cho trâu đi làm sớm và về sớm; còn buổi chiều thì cho đi làm muộn và nghỉ muộn. Chuồng trại phải luôn giữ gìn sạch sẽ, quét dọn hàng ngày, không để phân lưu lâu trong chuồng trâu, vừa không lợi cho sức khoẻ của trâu đồng thời vừa là nơi tập trung ruồi nhặng, muỗi hút máu gây tổn hại sức khoẻ trâu và làm lây lan bệnh tật. Vào ban đêm nếu có nhiều muỗi thì cần hun khói xua bớt muỗi, tránh cho trâu bị hút máu, đồng thời giúp nó ngủ yên tĩnh và chóng hồi phục sức khoẻ.
- Vào mùa đông, điều quan trọng là phải đảm bảo cho trâu có đủ thức ăn tươi xanh, thức ăn tinh và muối, đủ để cho trâu duy trì và làm việc trong điều kiện khắc nghiệt. Chỉ cho trâu ăn rơm khô không thôi thì không thể cung cấp đủ năng lượng cho trâu. Khác với mùa hè, vào mùa đông buổi sáng cho trâu đi làm muộn về muộn, chiều cho đi làm sớm và cho nghỉ sớm để tránh cảm lạnh. Làm việc liên tục 5-6 ngày cần cho trâu nghỉ một ngày. Những ngày lạnh (nhiệt độ dưới 15°C) cho trâu nghỉ làm việc. Nếu lạnh quá (nhiệt độ dưới 10°C) thì không cho trâu ra khỏi chuồng. Vào mùa đông, chuồng trại cần che kín, tránh gió lùa. Cần nhớ là trâu rất sợ gió rét: “trâu rét gió, bò rét mưa“. Vì trâu lông thưa rất sợ giá rét, bò bị mưa dễ bị cảm lạnh. Để chống rét cho trâu, ngoài biện pháp che chắn kín chuồng nên đốt lửa sưởi ấm tại chuồng, kết hợp với may áo ấm bằng bao tải quấn quanh mình trâu.
Ở các tỉnh phía Nam, vào mùa khô nóng, cần cho trâu ăn đủ cỏ tươi, rơm và uống nước đầy đủ. Thiếu nước uống lâu dài trâu dễ bị nghẽn lá sách, nguy hiểm đến tính mạng
Sử dụng:
Tuy trâu có sức khoẻ, dẻo dai nhưng việc sử dụng trong công việc cày kéo vẫn phải có giới hạn để bảo đảm sức khoẻ và thời gian làm việc lâu dài. Cần tuân thủ định mức sử dụng trâu cày. Định mức này thay đổi tuỳ theo từng loại trâu và tuỳ theo loại công việc.
Ví dụ: định mức sử dụng trâu một ngày ở vùng đồng bằng Bắc bộ như sau:
Đối với trâu loại A: cày ải = 1260-1440 m2, cày dầm = 1680-1800 m2.
Đối với trâu loại B: cày ải = 900-1080 m2, cày dầm = 1260-1440 m2.

Ngoài định mức công việc cần chú ý giờ giấc làm việc trong ngày như nêu trên: buổi sáng mùa hè đi làm sớm về sớm, buổi chiều đi muộn về muộn. Vào mùa đông: sáng đi làm muộn về muộn; buổi chiều đi làm sớm về sớm.

Nguồn: TTKN - KNQG


Chia sẻ:

Tin cùng danh mục Xem tất cả >>

Kỹ thuật nuôi và vỗ béo trâu thịt

Ở nước ta, nuôi trâu chủ yếu để lấy sức kéo nên tiềm năng sản xuất trâu thịt hầu như không được chú ý đến. Thực chất thịt trâu giống như thịt bò về nhiều tính chất cơ bản: cấu trúc, thành phần hoá học, giá trị dinh dưỡng, vị ngon. Thịt nghé non, trâu tơ hoặc trâu nuôi chuyên thịt là loại thịt rất ngon, giá bán rất cao.

Phòng trị bệnh lở mồm long móng ở trâu bò

Bệnh lở mồm long móng (LMLM) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính chung cho nhiều loài gia súc và một số loài thú hoang, có thể lây từ súc vật sang người. Ở nước ta, hàng năm bệnh thường xảy ra ở một số tỉnh, đặc biệt là các tỉnh miền núi biên giới Việt - Trung, Việt - Lào và Việt - Campuchia, gây nhiều thiệt hại kinh tế cho chăn nuôi trâu bò. Bệnh do virut LMLM gây ra và lây qua đường hô hấp, đường tiêu hóa.

Chẩn đoán trâu có thai

Có nhiều phương pháp chẩn đoán có thai ở trâu:

Nuôi dưỡng và chăm sóc nghé non

Ở nghé sơ sinh, dạ dày cũng đủ 4 túi như trâu, nhưng dạ múi khế chiếm gần 50% thể tích và là nơi tiêu hoá chính của nghé. Sữa bú từ vú mẹ không đi vào dạ cỏ mà được chuyển trực tiếp xuống dạ múi khế thông qua rãnh thực quản. Trong bốn tuần đầu sau khi sinh, tiêu hoá của nghé gần giống như ở gia súc dạ dày đơn, sau đó dạ dày phát triển dần và tiêu hoá 4 túi được hình thành.