Phòng, trị bệnh viêm buồng trứng ở trâu, bò

2022-03-28 15:07:06

Triệu chứng

Trâu, bò không động dục khi đến chu kỳ rụng trứng, các vi khuẩn gây viêm, sưng thủng buồng trứng, có thể gây mủ. Giai đoạn đầu, con vật có biểu hiện đau nhiều, khi thăm khám buồng trứng sẽ thấy buồng trứng to gấp 2-3 lần bình thường. Sau đó, buồng trứng bị bã đậu và canxi hoá, chỗ viêm nhỏ lại nhưng rắn và xơ cứng. Nếu con vật chỉ viêm một bên thì vẫn động dục và phối giống được nhưng khả năng thụ thai kém.

Phòng bệnh

- Vệ sinh chuồng trại và bãi chăn thả thường xuyên.

- Điều trị kịp thời các bệnh viêm đường sinh dục ở gia súc cái.

Điều trị

- Tiêm bắp liên tục 3 – 5 ngày một trong các loại kháng sinh: Amoxi 15%LA 1ml/10kg thể trọng; Penstrep 1ml/20kg thể trọng; Marbovitryl 1ml/10kg thể trọng.

Kết hợp kháng viêm Ketovet 1ml/16kg thể trọng hoặc Dexametasone 1ml/20kg thể trọng.

- Tiêm thuốc trợ sức như vitamin C, B.Complex, Campho-Na trong quá trình điều trị để gia súc mau bình phục.

 

Nguồn: Quang Chung - Kinh tế nông thôn


Chia sẻ:

Tin cùng danh mục Xem tất cả >>

Kỹ thuật nuôi và vỗ béo trâu thịt

Ở nước ta, nuôi trâu chủ yếu để lấy sức kéo nên tiềm năng sản xuất trâu thịt hầu như không được chú ý đến. Thực chất thịt trâu giống như thịt bò về nhiều tính chất cơ bản: cấu trúc, thành phần hoá học, giá trị dinh dưỡng, vị ngon. Thịt nghé non, trâu tơ hoặc trâu nuôi chuyên thịt là loại thịt rất ngon, giá bán rất cao.

Phòng trị bệnh lở mồm long móng ở trâu bò

Bệnh lở mồm long móng (LMLM) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính chung cho nhiều loài gia súc và một số loài thú hoang, có thể lây từ súc vật sang người. Ở nước ta, hàng năm bệnh thường xảy ra ở một số tỉnh, đặc biệt là các tỉnh miền núi biên giới Việt - Trung, Việt - Lào và Việt - Campuchia, gây nhiều thiệt hại kinh tế cho chăn nuôi trâu bò. Bệnh do virut LMLM gây ra và lây qua đường hô hấp, đường tiêu hóa.

Chẩn đoán trâu có thai

Có nhiều phương pháp chẩn đoán có thai ở trâu:

Nuôi dưỡng và chăm sóc nghé non

Ở nghé sơ sinh, dạ dày cũng đủ 4 túi như trâu, nhưng dạ múi khế chiếm gần 50% thể tích và là nơi tiêu hoá chính của nghé. Sữa bú từ vú mẹ không đi vào dạ cỏ mà được chuyển trực tiếp xuống dạ múi khế thông qua rãnh thực quản. Trong bốn tuần đầu sau khi sinh, tiêu hoá của nghé gần giống như ở gia súc dạ dày đơn, sau đó dạ dày phát triển dần và tiêu hoá 4 túi được hình thành.