Trị bệnh cước chân cho trâu, bò

2022-03-28 15:07:07

Thời tiết lạnh, chuồng nuôi ẩm ướt, trâu, bò phải ngâm chân lâu trong nước lạnh, chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng kém sẽ làm cơ thể chúng suy nhược. Khi sức đề kháng giảm, trâu, bò rất dễ mắc bệnh, trong đó có bệnh khá phổ biến là phát cước chân.

Triệu chứng:

Bệnh phát cước chân ở trâu, bò xảy ra trên 3 cấp độ:

Cấp 1: Da dày cộm, vùng sưng có hiện tượng xung huyết, nứt nẻ.

Cấp 2:Lớp biểu bì bị bong ra, chảy dịch màu vàng, lộ ra một lớp tổ chức dưới da màu đỏ thẫm, nếu vết thương sâu làm cho trâu, bò bị què phải nằm tại chỗ.

Cấp 3: Da và tổ chức dưới da bị hoại tử. Nếu nặng, các tổ chức hoại tử ăn sâu xuống thành hoại thư, làm lộ cả cơ và xương. Bệnh cần được điều trị kịp thời, nếu không có thể làm tắc mạch máu gây xung huyết ở phổi và bầm huyết ở não.

Phòng bệnh:

Thực hiện tốt công tác vệ sinh thú y như: chuồng trại luôn khô ráo, sạch sẽ. Về mùa đông nên dùng chất độn chuồng, không để chuồng ẩm ướt, nhất là những ngày thời tiết quá lạnh. Cho ăn đủ khẩu phần và cân đối về dinh dưỡng nhằm nâng cao sức đề kháng cho trâu, bò.

Điều trị:

Nếu bệnh mới xuất hiện có thể dùng gừng giã nhỏ hoà với rượu xoa bóp hằng ngày. Nếu chỗ cước đã nhiễm trùng phải rửa sạch bằng dung dịch thuốc tím sau đó rắc bột Tetracylinhoặc Sunfamid.

Nếu bệnh đã ở cấp độ 3, cần cắt bỏ những tổ chức hoại tử, sau đó mới điều trị.

Tiêm bắp một trong các loại kháng sinh sau, điều trị liên tục trong 3-5 ngày.

Ampicillin 7-10mg/kg thể trạng/ngày.

Colinorxacin1ml/15 kg thể trạng/ngày.

Amtyo 7-8 ml/100kg thể trạng/ngày.

Trợ sức, trợ lực: Tiêm bắp Cafein 20-25 mg/kg P, vitamin B1: 2-3 mg/kg thể trọng, vitaminC: 3-5 mg/kg thể trạng.

Nguồn: TTKN


Chia sẻ:

Tin cùng danh mục Xem tất cả >>

Kỹ thuật nuôi và vỗ béo trâu thịt

Ở nước ta, nuôi trâu chủ yếu để lấy sức kéo nên tiềm năng sản xuất trâu thịt hầu như không được chú ý đến. Thực chất thịt trâu giống như thịt bò về nhiều tính chất cơ bản: cấu trúc, thành phần hoá học, giá trị dinh dưỡng, vị ngon. Thịt nghé non, trâu tơ hoặc trâu nuôi chuyên thịt là loại thịt rất ngon, giá bán rất cao.

Phòng trị bệnh lở mồm long móng ở trâu bò

Bệnh lở mồm long móng (LMLM) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính chung cho nhiều loài gia súc và một số loài thú hoang, có thể lây từ súc vật sang người. Ở nước ta, hàng năm bệnh thường xảy ra ở một số tỉnh, đặc biệt là các tỉnh miền núi biên giới Việt - Trung, Việt - Lào và Việt - Campuchia, gây nhiều thiệt hại kinh tế cho chăn nuôi trâu bò. Bệnh do virut LMLM gây ra và lây qua đường hô hấp, đường tiêu hóa.

Chẩn đoán trâu có thai

Có nhiều phương pháp chẩn đoán có thai ở trâu:

Nuôi dưỡng và chăm sóc nghé non

Ở nghé sơ sinh, dạ dày cũng đủ 4 túi như trâu, nhưng dạ múi khế chiếm gần 50% thể tích và là nơi tiêu hoá chính của nghé. Sữa bú từ vú mẹ không đi vào dạ cỏ mà được chuyển trực tiếp xuống dạ múi khế thông qua rãnh thực quản. Trong bốn tuần đầu sau khi sinh, tiêu hoá của nghé gần giống như ở gia súc dạ dày đơn, sau đó dạ dày phát triển dần và tiêu hoá 4 túi được hình thành.