Trị bệnh liệt dạ cỏ trâu bò

2022-03-28 15:07:03

Trong chăn nuôi trâu, bò thường gặp bệnh liệt dạ cỏ nếu không được điều trị trâu, bò sẽ yếu dần và dẫn đến tử vong.

Một số phương pháp chữa bệnh như sau:

- Thuốc nam: Gừng củ100-200 gam; tỏi 50-100 gam; dọc khoai nước (khoai môn, dọc dáy): 1-1,5 kg; lá trầu không: 100-200 gam; rượu trắng: 100-150 ml. Các loại lá, củ trên giã nhỏ riêng từng loại, hoà trong 1 lít nước, vắt kiệt, bỏ bã, đổ rượu vào cho uống, ngày 2 lần.


- Cho nhịn ăn: Ngay sau khi phát hiện ra bệnh cần cho con vật nhịn ăn 1-2 ngày nhưng phải cho uống đủ nước (nếu gia súc không tự uống nước chúng ta phải đổ cho nó mỗi lần 5-7 lít nước ấm có hoà thêm ít muối ăn, ngay sau khi cho uống nước thuốc trên).


- Phục hồi nhu động dạ cỏ: Cho 0,5-0,8 lít rượu trắng vào lượng bã gừng ở trên, để 5-7 phút, dùng giẻ sạch gói bã gừng lại xoa từ đầu đến đuôi dọc theo xương sống. Xoa nhiều vào vùng bụng và lõm hông trái. Dùng lực của 2 tay xoa mạnh vào vùng lõm hông trái theo chiều kim đồng hồ khoảng 30-40 lần. Sau đó dùng đòn khiêng đưa qua bụng dưới gia súc nâng lên hạ xuống từ từ (lúc đầu cần làm hết sức nhẹ nhàng, khi gia súc đã quen thì chúng ta nâng mạnh dần lên). Cứ 1 giờ chúng ta tác động như trên khoảng 15 phút. Cách làm trên được duy trì đều đặn cho đến khi trâu bò tự ợ lên nhai lại thì thôi.


- Trợ sức, trợ lực: Tiêm bắp Cafein 20-25 mg/kg thể trọng, Stricnin 0,05-0,15 gam/ngày, Vitamin B1: 2-3 mg/kg thể trọng, Vitamin C: 3-5 mg/kg thể trọng.


Những trường hợp phát hiện sớm được điều trị kịp thời, thường sau 24 giờ trâu bò trở lại bình thường.
Trường hợp bệnh nặng: Ngoài liệt dạ cỏ trâu bò còn bị nghẽn dạ lá sách. Biểu hiện trong dạ cỏ chứa nhiều nước, con vật hay ngoảnh đầu về bên phải hoặc lấy mõm thúc vào vùng dạ lá sách. Trong trường hợp này, bài thuốc nói trên cho thêm 0,5 kg vỏ cây đại đã sao vàng, sắc nước, cho uống hoặc dùng 300-500 gam MgSO4 hoà nước cho uống.
Để phòng bệnh kế phát trở lại, sau khi điều trị khỏi phải cho trâu bò ăn thức ăn xanh dễ tiêu, cho ăn nhiều lần/ngày trong tuần đầu khỏi bệnh.

 

Nguồn: Nguyễn Văn Duy - NNVN


Chia sẻ:

Tin cùng danh mục Xem tất cả >>

Kỹ thuật nuôi và vỗ béo trâu thịt

Ở nước ta, nuôi trâu chủ yếu để lấy sức kéo nên tiềm năng sản xuất trâu thịt hầu như không được chú ý đến. Thực chất thịt trâu giống như thịt bò về nhiều tính chất cơ bản: cấu trúc, thành phần hoá học, giá trị dinh dưỡng, vị ngon. Thịt nghé non, trâu tơ hoặc trâu nuôi chuyên thịt là loại thịt rất ngon, giá bán rất cao.

Phòng trị bệnh lở mồm long móng ở trâu bò

Bệnh lở mồm long móng (LMLM) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính chung cho nhiều loài gia súc và một số loài thú hoang, có thể lây từ súc vật sang người. Ở nước ta, hàng năm bệnh thường xảy ra ở một số tỉnh, đặc biệt là các tỉnh miền núi biên giới Việt - Trung, Việt - Lào và Việt - Campuchia, gây nhiều thiệt hại kinh tế cho chăn nuôi trâu bò. Bệnh do virut LMLM gây ra và lây qua đường hô hấp, đường tiêu hóa.

Chẩn đoán trâu có thai

Có nhiều phương pháp chẩn đoán có thai ở trâu:

Nuôi dưỡng và chăm sóc nghé non

Ở nghé sơ sinh, dạ dày cũng đủ 4 túi như trâu, nhưng dạ múi khế chiếm gần 50% thể tích và là nơi tiêu hoá chính của nghé. Sữa bú từ vú mẹ không đi vào dạ cỏ mà được chuyển trực tiếp xuống dạ múi khế thông qua rãnh thực quản. Trong bốn tuần đầu sau khi sinh, tiêu hoá của nghé gần giống như ở gia súc dạ dày đơn, sau đó dạ dày phát triển dần và tiêu hoá 4 túi được hình thành.