Tìm hiểu kỹ thuật nuôi dế cơm

2021-11-20 20:25:12

Dế cơm là loại dế to hơn dế mèn, có thận hình trắng, các chân dế cơm có màu trắng. Dế cơm có tuổi thọ trung bình là 12 tháng. Một dế cơm mái đẻ được 200 trứng. Tỷ lệ nở trứng dế cơm là 95%-97%.

- Hiện tại có nhiều kỹ thuật nuôi dế cơm ở Việt nam và các nước trên thế giới.

- Người nuôi dế cơm có thể sử dụng thùng nhựa 80 lít có nắp đậy, hoặc thùng nhựa 40 lít có nắp đậy hoặc thau nhựa và có lồng bàn đậy trên thau nhựa đó; hoặc hồ nuôi phải có rãnh thoát nước, che đậy rãnh thoát nước, có tấm chắn hoặc màng để che hồ nuôi dế cơm nhằm tránh cho dế cơm bay ra ngoài hoặc nhảy ra ngoài

Tìm hiểu kỹ thuật nuôi dế cơm

- Người nuôi dế cơm cần chú ý một điểm quan trọng là: dế cơm rất hay thường xuyên cắn nhau, chúng cắn nhau rất dữ dội và làm cho các chân của chúng bị cụt hoặc bị rụng. Do đó, người nuôi dế cơm không nên để các con dế cơm chung với nhau mà không có các vật che chắn như là cỏ, các loại lá cây xanh, để tạo khoảng cách che chắn giữa các con dế cơm với nhau.
- Cho vào thùng nhựa 40 lít (hoặc thùng nhựa 80 lít, thau nhựa) một lớp đất có độ dày trên 25cm – 35 cm, đất xốp, hơi ẩm, không có đá, không có sỏi; không sử dụng đất cát; nên sử dụng đất ruộng hoặc đất trồng cây lâu năm; đất trồng cây kiểng.
- Rải một lớp cỏ mỏng lên trên bề mặt đất trong thùng nhựa hoặc thau nhựa - nếu có thì tốt.
- Thả dế cơm giống theo tỷ lệ 1:2 - một dế cơm trống và 2 dế cơm mái hoặc tỷ lệ 1:1 - một dế cơm trống và một dế cơm mái.Tổng số lượng dế cơm thả giống vào thùng hoặc thau là tùy thuộc vào tình hình thực tế; ví dụ: có thể thả tống dế cơm là 2, 3, 6, 10, 20, 30…
- Cho một khay cám và một khay nước, bổ sung 2 hạt đậu phộng cho mỗi con cách nhau  3 ngày. Bốn ngày phun nước một lần để giữ ẩm cho dế. Cứ chăm sóc bình thường như thế đến khi dế trưởng thành.
- Khi thấy hết khay cám, cho cám mới vào.
- Khi thấy cỏ khô thì bổ xung cỏ mới vào.
- Khi thấy hết khay nước, cho nước mới vào.
- Khi thấy cám bị mốc, thay cám mới.
- khu vực nuôi Dế cơm phải có mái che mưa, che nắng. Sô nuôi phải đậy nắp để tránh những con vật lớn vào ăn dế, phòng tránh kiến vào hại Dế.

Lưu ý

- Dế cơm sau khi đẻ xong sẽ chết, thùng đất chứa dế mẹ chính là khay trứng, từ 9 - 12 ngày sau khi dế mẹ chết --> dế con sẽ nở ra và sinh trưởng ngay trong thùng đất mà dế mẹ đã ở.

- Quan sát 2 – 5 ngày đầu tiên thả giống dế cơm, nếu dế cơm chết nhưng còn nguyên vẹn thân hình, các chân còn nguyên thì nguyên nhân là do mật độ nuôi quá cao và nên phân đàn dế cơm trong thùng đó hoặc thau đó sang một thùng mới hoặc thau mới.
- Quan sát 2- 5 ngày đầu tiên thả giống dế cơm, nếu dế cơm chết nhưng chân dế cơm bị thối rửa, bị ăn mòn, bị ăn loét thì nguyên nhân là do độ ẩm quá cao và nên không phun nước nữa; hoặc nên thay đất xốp mới.
- Không phun nhiều nước vào thùng hoặc thau nuôi dế cơm; không phun nước vào khay cám bởi vì sẽ làm cám bị mốc. Nếu đất trong thùng hoặc thau nuôi dế cơm quá khô, không ẩm thì dế cơm sẽ vào khay nước và bún nước ra xung quanh thùng, thau nuôi dế cơm để cho tăng độ ẩm của đất trong thùng, thau nuôi dế.
- Dế cơm mái sau khi đẻ trứng thì dế cơm mái đó rất yếu; có thể chết sau khi đẻ trứng một ngày đến vài tuần sau đó.
- Một kg dế cơm trưởng thành có trung bình 200 - 250 con dế cơm
- Số lượng thà nuôi dế cơm thương phẩm tùy thuộc vào thùng hoặc thau nuôi dế cơm; nên thả dế cơm từ 30 con dế cơm đến 250 con dế cơm




Chia sẻ:

Tin cùng danh mục Xem tất cả >>

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi nhím

Nhím là một loài vật gặm nhắm, sống hoang dã dọc ở một số nước như Nêpan, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam, Trung Quốc.

Chọn nhím giống để nuôi

Nuôi nhím là một nghề mới được phát triển chưa lâu, chỉ mươi năm trở lại đây, vì vậy việc chọn nhím giống tốt để nuôi còn có mức độ hạn chế. Bởi vậy, theo thiển ý của chúng tôi, chọn nhím để giống, nên chú trọng đến những điểm sau đây:

Cách chăm sóc nhím để đạt hiệu quả cao

Giới thiệu những vấn đề cần lưu ý để chăm sóc nhím đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Kiểu lồng, chuồng nuôi nhím

Nuôi nhím, dù là giống hoang dã hay đã được thuần hóa nhiều đời, ta cũng phải nuôi nhốt chúng trong lồng hay trong chuồng nuôi nhím, nếu không chúng sẽ sổng mất. Chuồng nuôi nhím phải làm hết sức chắc chắn bằng những thứ vật liệu cứng chắc như sắt thép, gạch đá, xi măng để chúng không thể cắn phá làm hư nát và đào thoát ra ngoài được.

Chăm Sóc Và Phòng Trị Bệnh Cho Nhím

Trước tình hình chăn nuôi gặp nhiều khó khăn hiện nay, người dân đã không ngừng mở ra nhiều mô hình chăn nuôi mới nhằm giải quyết khó khăn cho kinh tế gia đình đồng thời góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển. Trong đó, nhím cũng là một trong những mô hình chăn nuôi mới nhưng đã mang lại những hiệu quả kinh tế cao.