Cách chăm sóc chim Họa mi khi thay lông

2021-11-20 21:18:12

Do quá trình nuôi nhốt trong lồng bị trái với quy luật tự nhiên thì có những con chim Họa mi thay lông sớm có những con thay muộn.

Trung bình Họa mi ngoài tự nhiên thay lông bắt đầu từ cuối tháng 9 âm lịch đến cuối tháng10 âm lịch, đối với những con nuôi trong lồng con thay sớm thì vào tháng 7 âm lịch, muộn hơn vào tầm cuối năm. Họa mi mỗi năm có 2 lần thay lông, lần thứ hai sẽ vào cuối tháng 2 âm lịch. Quá trình thay lông mất từ 3-5 tháng tùy vào từng con.

Cách chăm sóc chim Họa mi khi thay lông

Nếu nuôi chim thay lông mà thấy lẻ tẻ, vài cái một mới là chuẩn chứ không nên ép chim rụng lông trút hết một loạt để cho nhanh thì con chim sẽ rất yếu, cứ để thay tự nhiên kết hợp với chế độ chăm sóc tốt chim sẽ bền, chơi được lâu, ổn định. Dấu hiệu nhận biết là khi lông Họa mi bắt đầu mở(xác), quăn, lông nhìn như cháy, khi duỗi cánh thì các lông cánh có pha màu lá chuối khô, màu mắt nhạt…

  • Cần cho chim tắm thường xuyên, hằng ngày để sạch các tế bào lông chết, mới ra đẹp lông đẹp đồng thời vệ sinh chuồng sạch sẽ, đừng để chim ngửi thấy mùi phân của chính nó như vậy sẽ làm chim bị mệt và yếu.
  • Tiếp theo là chế độ phơi nắng buổi sáng. Phơi nắng buổi sáng khoảng từ 6h-7h tầm từ 10-15 phút kèm với việc treo lên cao cho chim hót và cho ăn mồi tươi (tầm 2 con dế). Nếu mùa hè nắng gay gắt tuyệt đối đừng tắm cho chim vào buổi trưa sẽ dễ bị cảm lạnh, nên tắm nước vào khoảng 4h-5h chiều, đợi lông khô hẳn mới được chùm kín áo lồng.
  • Chim thay lông thì bao giờ đi ngoài phân cũng hơi nát, lỏng hơn chim căng lửa nên mồi tươi cho ăn vào tầm buổi sáng hoặc muộn nhất là trưa, từ chiều sẽ cho ăn cám để chim ra phân khô. Trường hợp thấy phân nát quá cho chim uống nước chè xanh pha loãng cho vào cóng nước.
  • Nên cho ăn cám có nhiều chất xơ như cám gà con, cám cò trứng hoặc ngô trứng. Mồi tươi có thể cho ăn dế, cào cào, châu chấu, giun đất, nhộng tằm…cố gắng hạn chế đừng cho ăn con cào cào to vì có rất nhiều sán. Nếu ăn chim bụng dạ, sức đề kháng yếu sẽ có giun sán gây bệnh. 
  • Chùm áo lồng kín để chim có thời gian nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng. Nuôi chim khỏe nên bịt kín áo lồng thì chim sẽ rất khỏe và căng lửa. 
  • Chim thay lông tốt nhất nên cho ra một không gian riêng, tuyệt đối không cho nhìn thấy mái và cũng đừng để nó phải đấu hót với những con chim khác. Chim có thời gian ăn uống nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng,khi thay lông lá xong xuôi, lông khô và ôm vào thì mới treo chim lên, kè mái và luyện hót.

Chim Họa mi thường thay lông theo trình tự từ lông đầu, lông cánh, lông người, lông đuôi và lông âu cánh, sau mỗi một đợt trút lông chim nuôi lông măng ra hẳn rồi trút tiếp đợt mới. Khi thay lông chim yếu và bị tụt lửa đi rất nhiều vì thế cần phải có chế độ chăm sóc thật đặc biệt. Chúc các bạn thành công!


Chia sẻ:

Tin cùng danh mục Xem tất cả >>

Điểm lưu ý và những Điều mê hoặc Về Chim Vành Khuyên

Trong số những loài chim cảnh được hầu như mọi người yêu thích nhất chính là chim vành khuyên. Loài chim này không những cuốn hút hầu như mọi người vì hình thức tuyệt hảo, mà còn chiếm dụng giọng hót líu lo rất hay. Nào hãy cùng nhau baychim.com hướng đến các điểm sáng và điều hấp dẫn về chim vành khuyên này trong bài viết dưới đây nhé.

Vào lửa cho chào mào khi xong lông

Làm thế nào để có được một chú chào mào căng lửa? thì quả thật đây là một câu hỏi được rất nhiều người quan tâm nhất là khi thay lông. Chim chào mào thay lông vào khoảng đầu tháng 8 kéo dài đến tháng 11 (thời điểm chào mào má trắng đang bung lông lên má đỏ) cũng có 1 số chào mào thay lông sớm hoặc muộn hơn do tác động môi trường sống, dinh dưỡng...

Tổng hợp các cách làm chào mào siêng hót

Làm sao để nuôi chim chào mào siêng hót là câu hỏi của rất nhiều người chơi chim chào mào? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây!

Chào mào ăn ớt

Chim chào mào là một trong các dòng chim dễ nuôi nhất hiện nay bởi vì nguồn thức ăn dành cho nó rất đa dạng, thức ăn chủ yếu của chào mào ngoài thiên nhiên là trái cây. Việc cho chim chào mào ăn ớt có nên hay không cũng là câu hỏi của nhiều người. Mời các bạn tìm hiểu qua bài viết sau

Cách chăm sóc chào mào đấu giàn

Chào mào là giống dễ nuôi và dễ chơi nhưng để có 1 chú chim đấu giàn tốt là 1 điều không đơn giản, chưa nói đến là khó. Ngoài việc chọn được chú chim có bản năng lỳ lợm, yếu tố không kém phần quan trọng là cách chăm chim và dìu chim của người nuôi chim, nói không quá nếu ví người chăm chim giống như 1 huấn luyện viên trong 1 đội bóng đá vậy

Cách nuôi chào mào thay lông

Để nhận biết một con chim chào mào thay lông rất đơn giản và dường như ai cũng biết vấn đề này nên chúng tôi không đề cập đến vấn đề này mà đi thẳng vào phương pháp chăm sóc và chế độ dinh dưỡng chim chào mào trong quá trình thay lông.