Kỹ thuật nuôi heo nái

2022-10-22 21:41:35

1. Chọn heo giống nái:

1.1. Chọn nguồn gốc heo cái được sinh ra từ những heo mẹ có năng suất cao, đẻ sai con, nuôi con khéo, có lý lịch rõ ràng, xuất thân nơi không có dịch.
1.2. Chọn bản thân con cái đó cần các yêu cầu sau :
Mông nở, thân dài, 4 chân chắc, dáng đi nhanh nhẹn, lông thưa, mắt sáng.
Từ 12 vú trở lên, các vú nổi rõ cách đều nhau, không có vú kẹ, vú lép. Quá trình trên lựa chọn từ 2,5 - 3 tháng tuổi.
 

2. Nuôi dưỡng heo nái:


Chương trình nuôi dưỡng heo nái có ngoại hình đạt mức tiêu chuẩn, không béo quá, gầy quá, 2 trường hợp béo quá, quá gầy đều dẫn đến hiệu quả xấu là năng suất sinh sản thấp, đẻ ít con.
- Phương pháp cho ăn: Sử dụng ViNa 9, S28, S30.
- Phát hiện động dục, phối giống và nuôi dưỡng nái có chửa.
- Thời gian mang thai: 114 ngày, được chia 2 giai đoạn :
+ Giai đoạn 1: Từ 1 - 90 ngày: gọi là chửa kỳ I
+ Giai đoạn 2: Từ 90 ngày - đẻ: gọi là chửa kỳ II
Chửa kỳ I: Là giai đoạn trứng được thụ tinh, phôi đang ở trong tử cung và trọng lượng bào thai phát triển chậm. Nuôi dưỡng giai đoạn này được gọi giai đoạn kinh tế với 2 ý nghĩa:
- Thời gian nuôi dưỡng giai đoạn này không tốt dẫn đến hậu quả xấu, tỷ lệ sống của phôi thai thấp, nái đẻ ít con.
+ Nái béo quá ảnh hưởng xấu đến giai đoạn tiết sữa như: nái ăn ít, tiết sữa kém, con còi cọc.
Nên dùng thức ăn sạch, không nấm mốc, không độc tố, không ôi thiu, nếu có thì dễ chết phôi xảy thai. Khẩu phần ăn có chất sơ hợp lý tránh táo bón; khi bị táo bón dẫn đến chết phôi, sẩy thai do nái phải rặn nhiều.

Chăm sóc nhiệt độ môi trường:
- Nhiệt độ cao ảnh hưởng đến sức sống lợn nái, thai chết nhiều.
- Nhiệt độ cao làm cho lợn kém ăn, mệt mỏi, thở nhiều, hay sẩy và chết phôi, chết thai sẩy thai.
- Nhiệt độ phù hợp nái: 17 - 21 độ C
Thấy nóng:

- Tạo thông thoáng chuồng nuôi
- Phun nước nền chuồng
- Làm nước nhỏ giọt
Giai đoạn mang thai cần được nghỉ ngơi yên tĩnh, tránh kích thích va chạm mạnh. Tránh tiếng động làm lợn nái hoảng sợ, không nên để cắn nhau, nhảy phá chuồng.
Chửa kỳ II: 91 ngày đến đẻ:
Cần tăng dinh dưỡng để nuôi thai, lượng thức ăn cấp cho nái chửa trên 90 ngày cần tăng 45 - 55% so giai đoạn trước đó.

 

3. Chăm sóc nái đẻ nuôi con

Giai đoạn này cái cần được cung cấp dinh dưỡng cao để tiết sữa nuôi con, chất dinh dưỡng cung cấp tạo ra sữa như: đạm, năng lượng, can xi, phốt pho. Nếu bị hụt, bắt buộc huy động từ cơ thể ra để tạo sữa, nên làm cho cơ thể gầy sút, giảm thể trọng mỗi lứa đẻ 12%.
Mức huy động can xi, phốt pho làm xương mềm yếu, gây bại liệt.
Khẩu phần giai đoạn này không đủ cơ thể sẽ huy động đạm để làm sữa ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục như buồng trứng, các tuyến nội tiết. Hậu quả là: khả năng sinh sản thấp, các lứa đẻ kéo dài, chi phối kéo dài, số lợn con lứa sau giảm.
 

Chú ý:

- Điều chỉnh thức ăn hàng ngày để duy trì thể trọng cân đối của lợn nái giai đoạn chửa.
- Áp dụng các hướng dẫn pha trộn đúng quy trình của từng giống đạt hiệu quả tốt nhất.
- Nguyên liệu pha trộn đảm bảo tươi mới không bị chua mốc, vón cục hoặc nhiễm sâu mọt.
Nếu lợn nái có chửa cho ăn không đúng tiêu chuẩn (ăn quá nhiều) thì lúc nuôi con giảm tính thèm ăn, độ ngon miệng, nái không được ăn nhiều.
Về chăm sóc lợn nái nuôi con:
Cần tạo môi trường cho phù hợp để nái ăn được nhiều và tiết sữa tốt, nhiệt độ môi trường và nguồn cung cấp nước uống là 2 yếu tố ảnh hưởng đến mức mức ăn, sức khoẻ và khả năng tiết sữa của nái.
Nhiệt độ thích hợp 17-21 độ C nếu nóng quá làm nái giảm ăn, tiết sữa kém, dễ mắc bệnh. Nếu nóng kéo dài, nái dễ bỏ ăn và mất sữa. Lợn con còi cọc, ỉa chảy.
Khắc phục thời tiết nắng nóng bằng cách tạo thông thoáng chuồng nuôi, quạt mát, cung cấp nước đầy đủ, thời tiết lạnh tránh gió lùa, chất độn lót chuồng chống lạnh cho lợn con, cho nên mẹ ăn bổ sung vào ban đêm khi trời mát.

 

Nguồn: vinafeed.com.vn


Chia sẻ:

Tin cùng danh mục Xem tất cả >>

Heo nái chậm lên giống sau khi cai sữa heo con

Sau khi cai sữa heo con, heo nái có biểu hiện động dục trở lại vào ngày thứ 4 đến ngày thứ 7 (chiếm 85-90%). Nếu 10 ngày sau khi cai sữa heo con, heo nái không thấy động dục, xem như chậm động dục. Nguyên nhân thay đổi tùy giống heo, lứa đẻ, tình trạng sức khỏe, trạng thái cân bằng cơ thể. Nguyên nhân bên trong do nội tiết: Nhiều trường hợp trên buồng trứng có u nang và những u nang này dẫn đến không sinh sản 4%.

Phối giống cho heo nái bằng phương pháp gieo tinh nhân tạo

Xác định thời gian thích hợp để phối cho heo cái hậu bị rất quan trọng. Phối quá sớm hay quá muộn đều ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của heo cái.

Các nguyên nhân loại thải nái ngoài ý muốn

Trong quá trình chăn nuôi heo nái sinh sản, rất thường xảy ra việc loại thải nái sớm hơn dự kiến, tỉ lệ loại thải cao thấp do nhiều yếu tố quyết định và tỉ lệ thải của mỗi nhóm nguyên nhân cũng rất khác nhau.

Khi nào cần phải sử dụng vitamin C trong chăn nuôi heo?

Vitamin C (acid Ascorbic) có vai trò quan trọng trong quá trình phòng chống stress, giúp cơ thể tăng khả năng chống chịu với những điều kiện bất lợi của môi trường. Vì vây, trong chăn nuôi heo sẽ thường xuyên sử dụng vitamin C trong một số trường hợp điển hình như sau:

Bệnh giun thận lợn

Bệnh do giun Stephanurus denlatus thuộc bộ phụ Strongylata gây ra. Giun thường ký sinh ở niệu quản, gần thận làm thành những kén có lỗ thông với niệu quan.

Phòng và điều trị hiệu quả bệnh giun đũa lợn

Ở Việt Nam, bệnh giun đũa lợn thấy ở tất cả các vùng sinh thái, trong các cơ sở nuôi lợn tập trung và gia đình. Bệnh thường ở thể mãn tính, không làm cho lợn chết như các bệnh truyền nhiễm cấp tính nhưng làm cho lợn giảm tăng trọng, gây nhiều thiệt hại về kinh tế.