Sử dụng lá bạch đàn phòng ngừa bệnh heo tai xanh

2022-10-22 21:41:35

Cách pha trộn thức ăn với lá cây bạch đàn rất đơn giản, không chỉ phòng ngừa bệnh heo tai xanh hiệu quả mà còn giúp người chăn nuôi tiết kiệm được chi phí tiêm phòng vắc xin khá lớn. Bằng nguyên liệu là lá bạch đàn, anh Tạ Hoàng Thạch đã ứng dụng trong phòng ngừa heo tai xanh.

 

Nhiều năm qua, anh Tạ Hoàng Thạch (sinh năm 1978) ở ấp Phước Lễ, xã Phước Ninh, huyện Dương Minh Châu đã sử dụng lá cây bạch đàn để ngừa bệnh heo tai xanh. Nhờ phương pháp này anh không phải mất cả trăm triệu đồng mỗi năm để mua vắc xin tiêm phòng cho trang trại nuôi heo nhà mình.

 

Lá bạch đàn phòng bệnh heo tai xanh

 

Anh Thạch kể: năm 2006, tình cờ có một cây bạch đàn ngã vào chuồng có heo đang bị bệnh cúm và chúng ăn những lá bạch đàn. Không ngờ những ngày sau đó, những con heo có ăn lá bạch đàn dần khoẻ mạnh và khỏi bệnh. Thấy vậy, anh Thạch liền áp dụng thử nghiệm. Bước đầu anh sử dụng 3kg lá bạch đàn cùng với 6 lít nước và đường cát rồi nấu trong thời gian 30 phút, để nguội pha với cám cho heo ăn liên tục. Kết quả là đàn heo của anh không bị nhiễm bệnh.

 

Sau đó, anh Thạch bắt đầu tạo ra các sản phẩm thức ăn phòng ngừa bệnh heo tai xanh bằng lá bạch đàn. “Nhờ kết hợp phương pháp phòng bệnh heo tai xanh bằng cách chế biến thức ăn pha trộn lá bạch đàn nên từ năm 2011 đến nay, không chỉ trang trại của tôi mà cả ở một số hộ sử dụng phương pháp này không hề xảy ra dịch bệnh trên đàn heo”- anh Thạch khẳng định.

 

Anh Thạch chia sẻ, cách pha trộn thức ăn với lá cây bạch đàn rất đơn giản, không chỉ phòng ngừa bệnh heo tai xanh hiệu quả mà còn giúp người chăn nuôi tiết kiệm được chi phí tiêm phòng vắc xin khá lớn. Để minh chứng điều đó, anh Thạch cho biết: “Từ khi tôi áp dụng phương pháp phòng bệnh này, trang trại của tôi đã tiết kiệm được khoảng 600 triệu đồng tiền mua vắc xin phòng ngừa bệnh tai xanh”.

 

Cũng ở ấp Phước Lễ, anh Vũ Hà Thu- một trong những người chăn nuôi heo được anh Thạch chia sẻ kinh nghiệm sử dụng lá bạch đàn để ngừa bệnh tai xanh cho biết: “Nhờ anh Thạch chỉ cách ứng dụng này mà hơn 2 năm nay đàn heo nhà tôi không bị bệnh tai xanh như trước nữa. Đặc biệt, từ lúc áp dụng phương pháp này, tôi không phải tốn tiền mua vắc xin heo tai xanh”.

 

Theo anh Thu, cách đây khoảng 3 năm, gia đình anh cũng như nhiều người chăn nuôi heo khác bị khốn đốn vì dịch heo tai xanh. Nay thì anh yên tâm hơn.

 

Mới đây, phương pháp phòng ngừa bệnh heo tai xanh bằng cách pha trộn lá bạch đàn vào thức ăn của anh Tạ Hoàng Thạch được Huyện đoàn Dương Minh Châu vận động đăng ký tham gia Hội thi Sáng tạo khoa học kỹ thuật tỉnh Tây Ninh năm 2012 - 2013. Rất mong các nhà khoa học nghiên cứu trường hợp này, để có kết luận chính xác giúp bà con nông dân.

 

Nguồn: Theo Báo Tây Ninh


Chia sẻ:

Tin cùng danh mục Xem tất cả >>

Heo nái chậm lên giống sau khi cai sữa heo con

Sau khi cai sữa heo con, heo nái có biểu hiện động dục trở lại vào ngày thứ 4 đến ngày thứ 7 (chiếm 85-90%). Nếu 10 ngày sau khi cai sữa heo con, heo nái không thấy động dục, xem như chậm động dục. Nguyên nhân thay đổi tùy giống heo, lứa đẻ, tình trạng sức khỏe, trạng thái cân bằng cơ thể. Nguyên nhân bên trong do nội tiết: Nhiều trường hợp trên buồng trứng có u nang và những u nang này dẫn đến không sinh sản 4%.

Phối giống cho heo nái bằng phương pháp gieo tinh nhân tạo

Xác định thời gian thích hợp để phối cho heo cái hậu bị rất quan trọng. Phối quá sớm hay quá muộn đều ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của heo cái.

Các nguyên nhân loại thải nái ngoài ý muốn

Trong quá trình chăn nuôi heo nái sinh sản, rất thường xảy ra việc loại thải nái sớm hơn dự kiến, tỉ lệ loại thải cao thấp do nhiều yếu tố quyết định và tỉ lệ thải của mỗi nhóm nguyên nhân cũng rất khác nhau.

Khi nào cần phải sử dụng vitamin C trong chăn nuôi heo?

Vitamin C (acid Ascorbic) có vai trò quan trọng trong quá trình phòng chống stress, giúp cơ thể tăng khả năng chống chịu với những điều kiện bất lợi của môi trường. Vì vây, trong chăn nuôi heo sẽ thường xuyên sử dụng vitamin C trong một số trường hợp điển hình như sau:

Bệnh giun thận lợn

Bệnh do giun Stephanurus denlatus thuộc bộ phụ Strongylata gây ra. Giun thường ký sinh ở niệu quản, gần thận làm thành những kén có lỗ thông với niệu quan.

Phòng và điều trị hiệu quả bệnh giun đũa lợn

Ở Việt Nam, bệnh giun đũa lợn thấy ở tất cả các vùng sinh thái, trong các cơ sở nuôi lợn tập trung và gia đình. Bệnh thường ở thể mãn tính, không làm cho lợn chết như các bệnh truyền nhiễm cấp tính nhưng làm cho lợn giảm tăng trọng, gây nhiều thiệt hại về kinh tế.