Tăng trọng tuần đầu tiên sau cai sữa cho heo

2022-10-22 21:41:36

Mục tiêu của nhà chăn nuôi là hạn chế tối đa ảnh hưởng xấu đến sự tăng trưởng của heo con khi chuyển thức ăn từ sữa mẹ sang cám. Theo các tài liệu nghiên cứu về tầm quan trọng của tuần đầu tiên cai sữa đến việc xuất chuồng, nếu thời gian này heo không giảm trọng lượng thì khoảng 178 ngày tuổi heo đạt đủ trọng lượng xuất chuồng. Nếu tuần đầu tiên sau cai sữa tăng trọng trên 115g/ngày thì ngày tuổi xuất chuồng giảm được 15 ngày,xuống còn 163 ngày. Nếu trọng lượng 1 tuần đầu sau cai sữa chênh lệch 900g thì trọng lượng xuất chuồng sẽ chênh lệch tới 12kg.

 

1. Giảm tối đa ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng khi cai sữa:

 

Thời gian và phạm vi của việc giảm hoặc ngừng tăng trưởng rất đa dạng. Bình thường heo con cần thời gian 2 ~ 3 tuần để phục hồi tăng trưởng và tăng cường hấp thu dưỡng chất. Khoảng thời gian này phải được rút ngắn tối đa thì heo con mới lớn nhanh. Khi cai sữa, việc hạn chế ngừng tăng trưởng khác hoàn toàn với lượng cám heo con ăn.

Heo con cai sữa lúc 21 ngày tuổi, nếu trong thời gian bú mẹ một ngày heo tăng trưởng khoảng 280g thì năng lượng tiêu hoá (DE) là 7.8 MJ. Theo đó, heo phải ăn 500g cám heo con tập ăn với  DE là 15.5MJ. Lượng dinh dưỡng thực tế khi cai sữa thường mang cảm tính nhiều hơn là tính khoa học. Các phòng thí nghiệm cũng chưa tìm được các phương pháp cho ăn chính xác do có nhiều nguyên nhân, yếu tố ảnh hưởng tới heo khi cai sữa.

Tuy nhiên, vấn đề dinh dưỡng cho heo con cũng phải tuân theo nguyên lý về dinh dưỡng. Nếu cám có độ đậm đặc và tỷ lệ tiêu hoá cao thì lượng cám heo ăn vào sẽ cao, trở ngại tiêu hoá sẽ giảm.

 

Điều kiện cho heo ăn cám heo con tập ăn

 

Cám heo tập ăn với nguyên liệu chủ yếu từ sữa với lượng chất béo thấp và thành phần phi tinh bột (NSP) tạo điều kiện dễ dàng cho việc trao đổi chất. Loại cám này thông thường làm bằng nguyên liệu có trong sữa và huyết tương của động vật. Heo con cai sữa càng sớm thì loại sảm phẩm này càng quan trọng.

Vào thập niên 1970, người ta đã biết tới việc, cách ly cai sữa vào khoảng từ tuần thứ 3 đến tuần thứ 5. Vào thập niên 1980, người ta phát hiện ra 2 yếu tố làm cơ sở cho việc thực hiện cai sữa sớm.

Thứ nhất, heo con được 10 ngày tuổi, sự giới hạn tăng trưởng từ sữa mẹ bắt đầu. 3 tuần tuổi sự giới hạn này đủ lớn khiến heo con giảm tăng trưởng.

Thứ hai, heo con khi được 2 tuần tuổi sẽ bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Nếu sống lâu với nái sẽ dễ bị nhiễm bệnh từ mẹ. Vì thế, nếu ta cai sữa sớm sẽ ngăn được dịch bệnh và khắc phục những hạn chế từ sữa mẹ.

 

Nguyên liệu cho cám heo con tập ăn

 

Nếu muốn cai sữa thành công và giảm tối đa thời gian ngừng tăng trưởng thì phải cần đến những loại cám đặc biệt.

Heo con khi cai sữa cần được cung cấp những loại cám có nguyên liệu từ sữa và chất đạm từ huyết tương. Các chế phẩm từ có nguồn gốc từ huyết tương hiện nay đang được nghiên cứu rất nhiều, tại Bắc Mỹ các chất này gần như phải có trong cám. Đặc biệt có thể khắc phục được bệnh đường ruột khoảng 6% giúp heo con gia tăng lượng cám ăn vào.

Lượng thức ăn ăn vào gia tăng nếu có globulin miễn dịch, đặc biệt globulin miễn dịch trong heo có hiệu quả hơn so với sữa bò. Tuy nhiên do lo ngại về vấn đề cho ăn chất đạm từ sản phẩm của đồng loại nên hiện nay các nhà khoa học quan tâm tìm kiếm tới nguồn nguyên liệu khác.

Các chế phẩm được sản xuất từ bò cũng có hiệu quả trong việc thúc đẩy tăng trưởng và gia tăng lượng cám ăn vào.

Chất đạm từ động vật  sẽ giúp heo con cai sữa sớm tăng trưởng nhanh và chất đạm từ thực vật sẽ hạn chế sự sinh sản.

 

Chăm sóc heo sau cai sữa

 

Cho ăn dạng lỏng

 

Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, việc cho ăn cám nước đã trở lên bình thường. Hiện nay, các nhà chăn nuôi lợn quan tâm đến việc tận dụng sữa để cho heo tăng trưởng nhanh và ăn nhiều cám.

Sau khi cai sữa, việc duy trì ổn định cấu tạo thành ruột là điều kiện tiên quyết giúp gia tăng lượng cám heo ăn vào và tăng trọng tốt. Đặc biệt càng rõ nét hơn ở nhóm heo cai sữa lúc 2 ~3 tuần tuổi. Chính vì vậy, khi cai sữa nếu cho heo uống sữa hay các chất thay thế sữa thì sẽ hạn chế việc ngừng tăng trưởng.

 

2. Hiệu quả của việc hạn chế ngừng tăng trưởng:

 

Sau khi cai sữa, nếu hạn chế việc ngừng tăng trưởng thì trong thời gian ngắn ta sẽ thấy tỷ lệ quay vòng trại cai sữa sẽ cao, giảm tỷ lệ chết và nhiễm bệnh. Thế nhưng hiệu quả lâu dài về kinh tế cũng chưa có nghiên cứu nào nhắc đến.

Tuy nhiên vẫn có người nói hạn chế hạn chế việc ngừng tăng trưởng  là không cần thiết. Lý do là heo sẽ tăng trưởng bù  và bắt kịp với những con heo ít bị ảnh hưởng có cùng ngày tuổi.

Không tính đến sự chênh lệch trong tuần đầu tiên sau cai sữa, cho heo con ăn loại cám tập ăn truyền thống thì đến 152 ngày tuổi, lượng chất béo trong cơ thể đạt 25.5kg so với 28.1kg của heo áp dụng phương pháp hạn chế ngừng tăng trưởng. Nếu ăn loại cám có chất đạm động vật thì lượng đạm trong cơ thể đạt 15.4kg so với 15.1kg với heo bình thường. Đặc biệt khi cai sữa, heo con cần dùng chất béo để bảo vệ chất đạm và bổ sung chất dinh dưỡng bị thiếu.

Tuần đầu tiên sau cai sữa nếu heo con giảm 6g trọng lượng/ngày thì lượng chất béo trong cơ thế mất đi 46g/ngày và chất đạm tăng 4g/ngày, lượng nước tăng 36g. Heo con trước khi tích luỹ mỡ trong cơ thể một ngày sử dụng 200g cám vào mục đích tăng trưởng bổ sung khó có thể giảm được phí tổn cho cám tập ăn và gia tăng tỷ lệ tăng trưởng.

 

3. Kết luận:

 

Heo con nếu sinh ra có trọng lượng lớn hơn thì khi cai sữa sẽ lớn, thời gian xuất chuồng nhanh. Ở bất kỳ giai đoạn nào, heo con lớn cũng tăng trưởng nhanh hơn so với heo con nhỏ. Chính vì vậy, thời kỳ cai sữa heo con có trọng lượng lớn sẽ tăng trưởng nhanh hơn heo con có trọng lượng nhỏ. Đa số các tài liệu ít nhắc đến vấn đề nếu ta thúc đẩy tăng trưởng từ trong thời kỳ theo mẹ thì sau thời kỳ cai sữa heo sẽ lớn nhanh hơn.

Theo số liệu trong các chương trình quản lý heo thì trọng lượng cai sữa và tỷ lệ tăng trưởng trong tuần đầu rất quan trọng. Nếu heo càng lớn thì tăng trọng càng mau, rút ngắn được thời gian xuất chuồng. Nếu sau khi cai sữa mà áp dụng các biện pháp hạn chế ngừng tăng trưởng và cho ăn loại cám có nguồn gốc đạm động vật thì sẽ giúp heo giảm bớt thời gian xuất chuồng từ 2 ~ 3 ngày.

 

Nguồn: Theo Pig & Pork


Chia sẻ:

Tin cùng danh mục Xem tất cả >>

Heo nái chậm lên giống sau khi cai sữa heo con

Sau khi cai sữa heo con, heo nái có biểu hiện động dục trở lại vào ngày thứ 4 đến ngày thứ 7 (chiếm 85-90%). Nếu 10 ngày sau khi cai sữa heo con, heo nái không thấy động dục, xem như chậm động dục. Nguyên nhân thay đổi tùy giống heo, lứa đẻ, tình trạng sức khỏe, trạng thái cân bằng cơ thể. Nguyên nhân bên trong do nội tiết: Nhiều trường hợp trên buồng trứng có u nang và những u nang này dẫn đến không sinh sản 4%.

Phối giống cho heo nái bằng phương pháp gieo tinh nhân tạo

Xác định thời gian thích hợp để phối cho heo cái hậu bị rất quan trọng. Phối quá sớm hay quá muộn đều ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của heo cái.

Các nguyên nhân loại thải nái ngoài ý muốn

Trong quá trình chăn nuôi heo nái sinh sản, rất thường xảy ra việc loại thải nái sớm hơn dự kiến, tỉ lệ loại thải cao thấp do nhiều yếu tố quyết định và tỉ lệ thải của mỗi nhóm nguyên nhân cũng rất khác nhau.

Khi nào cần phải sử dụng vitamin C trong chăn nuôi heo?

Vitamin C (acid Ascorbic) có vai trò quan trọng trong quá trình phòng chống stress, giúp cơ thể tăng khả năng chống chịu với những điều kiện bất lợi của môi trường. Vì vây, trong chăn nuôi heo sẽ thường xuyên sử dụng vitamin C trong một số trường hợp điển hình như sau:

Bệnh giun thận lợn

Bệnh do giun Stephanurus denlatus thuộc bộ phụ Strongylata gây ra. Giun thường ký sinh ở niệu quản, gần thận làm thành những kén có lỗ thông với niệu quan.

Phòng và điều trị hiệu quả bệnh giun đũa lợn

Ở Việt Nam, bệnh giun đũa lợn thấy ở tất cả các vùng sinh thái, trong các cơ sở nuôi lợn tập trung và gia đình. Bệnh thường ở thể mãn tính, không làm cho lợn chết như các bệnh truyền nhiễm cấp tính nhưng làm cho lợn giảm tăng trọng, gây nhiều thiệt hại về kinh tế.